Giới đầu tư trở nên bối rối với các động thái của đồng yên vào thứ Năm, sau khi nó giảm xuống mức thấp nhất trong ba thập kỷ khi chỉ số CPI của Mỹ tăng cao, nhưng bất ngờ đảo ngược gần như ngay lập tức, làm dấy lên nghi ngờ về khả năng can thiệp của chính phủ Nhật Bản.
Lạm phát đã tăng 8.2% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 9, nóng hơn dự kiến mặc dù giảm nhẹ so với tháng 8. Giá thực phẩm, năng lượng và nhà ở tăng mạnh trong thời gian vừa qua. CPI cơ bản, loại trừ chi phí thực phẩm và năng lượng, đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1982, cho thấy lạm phát đang diễn ra trên diện rộng.
Hoa Kỳ công bố dữ liệu CPI tháng 9 tiếp tục tăng, chạm ngưỡng 8.2% (so với dự đoán 8.1%), trong khi lạm phát lõi cán mốc 6.6% (con số đồng thuận là 6.5%).
Thị trường đang nghiêng về khả năng Fed tăng lãi suất 75 điểm cơ bản liên tiếp trong hai cuộc họp tiếp theo sau khi dữ liệu CPI tháng 9 cao hơn dự kiến
Một loạt các quan chức Fed đã phát biểu gần đây, nhấn mạnh lập trường hawkish mà Fed duy trì. NHTW giữ nguyên cách tiếp cận trong cuộc chiến chống lạm phát.
Lạm phát tháng 9 của Mỹ tăng 0.4% hàng tháng, tăng 8.2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, CPI lõi tăng 0.6% so với tháng trước và 6.6% so với năm trước, đều vượt dự báo. Áp lực giá cao sẽ khiến Fed tiếp tục diều hâu, hỗ trợ đồng Dollar trong khi tạo ra môi trường đầy thách thức cho chứng khoán Mỹ.
Lạm phát cơ bản của Hoa Kỳ đã tăng lên mức cao nhất trong 40 năm qua, dữ liệu này nhấn mạnh thực tế rằng lạm phát gia tăng liên tục đang siết chặt các hộ gia đình và đẩy Cục Dự trữ Liên bang tiến tới một đợt tăng lãi suất mạnh tay khác.