USD tiếp tục suy yếu khi kỳ vọng về gói kích thích tài khóa mới tăng cao!
10:23 06/10/2020
USD đã giảm mạnh so với hầu hết các đồng tiền khác trong nhóm G10 do nhu cầu trú ẩn suy yếu sau khi đồn đoán về một thỏa thuận kích thích tài khóa mới của Mỹ có tiến triển tích cực và Tổng thống Donald Trump đã được xuất viện.
Các nhà xuất khẩu và các quỹ có đòn bẩy đã mua AUD trước khi có quyết định chính sách của ngân hàng trung ương, trong khi các đồng tiền khác trong nhóm G10 đang bị giới hạn trong phạm vi hẹp.
Lợi suất trái phiếu Hoa Kỳ hiện giảm xuống thấp hơn sau đợt tăng trong ngày hôm qua. Các trader đang chờ đợi bài phát biểu từ Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell và biên bản cuộc họp mới nhất của Fed sẽ diễn ra trong tuần này.
Masahiro Ichikawa, chiến lược gia cấp cao tại Sumitomo Mitsui DS Asset Management ở Tokyo, cho biết: “Sự phục hồi của Tổng thống Trump và hy vọng về gói kích thích mới đang hỗ trợ cho tâm lý ưa thích rủi ro, đẩy USD xuống thấp hơn. Tuy nhiên, chúng tôi không thể quá lạc quan vì tình trạng sức khỏe của Trump và tiến độ của các cuộc đàm phán về ngân sách công ở Hoa Kỳ".
Chỉ số Chỉ số Bloomberg Dollar Spot hiện đang ổn định sau khi giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 21/9 trong ngày hôm qua. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm hai điểm cơ bản xuống 0.77%
Chỉ số Bloomberg Dollar Spot
AUD/USD tăng 0.1% lên mốc 0.7188.
Cuộc họp của Ngân hàng Trung ương Úc sẽ diễn ra vào lúc 10:30 sáng nay, dự kiến RBA sẽ giữ nguyên lãi suất và mục tiêu lợi suất trái phiếu kỳ hạn 3 năm, theo khảo sát của Bloomberg.
Châu Á đang gánh chịu phần lớn tác động từ đợt áp thuế mới của Mỹ, điều này được dự báo sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế khu vực thông qua việc làm suy yếu hoạt động đầu tư kinh doanh và niềm tin thị trường – từ đó tạo áp lực buộc các ngân hàng trung ương phải đẩy mạnh cắt giảm lãi suất.
Chiến dịch áp thuế mà Donald Trump coi là chìa khóa cho sự thịnh vượng dài hạn của nước Mỹ đã ngay lập tức khuấy đảo thị trường tài chính tối thứ Tư, đẩy chứng khoán lao dốc, sau chuỗi ngày tăng điểm nhờ hy vọng chính sách này sẽ 'mềm mỏng' hơn.
Tổng thống Donald Trump vừa 'tung đòn' phản bác vào hệ thống thương mại toàn cầu mà ông từ lâu cho là bất công—một loạt thuế quan đánh thẳng vào các đối tác thương mại của Mỹ trên khắp thế giới, đẩy châu Á và châu Âu vào thế khó hơn bao giờ hết.
Ngân hàng Trung ương Úc (RBA) sẽ tăng lãi suất các hoạt động trên thị trường mở và bổ sung lượng hợp đồng repo kỳ hạn 7 ngày trong các phiên đấu giá hàng tuần. Đây là một phần trong quá trình chuyển đổi sang hệ thống “dự trữ dồi dào” nhằm quản lý thanh khoản hiệu quả hơn, một quan chức cấp cao cho biết hôm thứ Tư.
Trung Quốc đang đối mặt với số lượng tranh chấp thương mại kỷ lục tại WTO khi xuất khẩu dư thừa tràn ngập thị trường toàn cầu, gây phản ứng mạnh từ các đối tác thương mại. Với thặng dư thương mại gần 1 nghìn tỷ USD trong năm 2024, Bắc Kinh tiếp tục dựa vào xuất khẩu để bù đắp nhu cầu trong nước suy yếu. Tuy nhiên, chính sách này không chỉ làm gia tăng áp lực thuế quan từ Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump mà còn khiến nhiều nước, bao gồm cả các nền kinh tế mới nổi, đẩy mạnh điều tra chống bán phá giá đối với hàng hóa Trung Quốc.
Tâm lý thị trường châu Âu đã chuyển hướng mạnh mẽ, với nỗi lo về thuế quan sắp áp dụng đang lấn át hoàn toàn những tín hiệu tích cực từ gói chi tiêu quốc phòng của Đức.
Giá dầu giảm nhẹ vào thứ Hai và có xu hướng giảm trong quý, dù Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo có thể áp thuế thứ cấp đối với các nước mua dầu từ Nga nếu ông cho rằng Moscow đang cản trở nỗ lực chấm dứt chiến tranh ở Ukraine.