Wells Fargo Securities: Bỏ tiền vào cổ phiếu bây giờ là quá rủi ro!

Wells Fargo Securities: Bỏ tiền vào cổ phiếu bây giờ là quá rủi ro!

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

11:55 28/09/2020

Chris Harvey, người phụ trách xây dựng chiến lược đầu tư cho Wells Fargo Securities cho rằng không nên đổ tiền vào thị trường chứng khoán ở thời điểm hiện tại.

Ông tin rằng thị trường quá dễ bị tổn thương bởi một đợt điều chỉnh khác và có thể mức độ biến động sẽ tăng 50%.

Ông ấy đưa ra hai yếu tố chính đằng sau khuyến nghị của mình: Khả năng về một cuộc đua tranh giành chức Tổng thốngđợt bùng phát mới nhất trên số các trường hợp nhiễm Covid-19 ở Mỹ đang đè nặng lên thị trường chứng khoán.

"Thị trường có xu hướng hành động trước và đặt câu hỏi sau khi gặp các vấn đề liên quan đến Covid-19", người đứng đầu nhóm chiến lược đầu tư của Wells Fargo Securities nói với chương trình "Trading Nation" của CNBC vào thứ Sáu.

Ngoại trừ những rủi ro liên quan đến cuộc bầu cử, Harvey ước tính trong một nghiên cứu gần đây rằng chỉ riêng các tin tức Covid-19 mới nhất đã ngầm ám chỉ mức giảm từ 2% đến 4% so với mức hiện tại trên TTCK.

Harvey nêu bật mối nguy hiểm trong một biểu đồ về số các ca nhiễm mới ở Mỹ

Nó cho thấy xu hướng 7 ngày của số các ca nhiễm mới đã đi ngang sau sự bùng phát trong tháng này. Nhưng Harvey cũng cảnh báo rằng nó vẫn có thể "bứt phá".

Ông ấy cũng không sẵn sàng bỏ tiền mới vào TTCK cho đến khi có kết quả rõ ràng về cuộc bầu cử sắp tới. Ông kỳ vọng rằng cuộc tranh luận đầu tiên giữa Tổng thống Donald TrumpJoe Biden vào ngày thứ Ba sẽ giúp bức tranh trở nên rõ ràng hơn.

“Nếu cuộc tranh luận đầu tiên giúp thu hẹp khoảng cách giữa 2 đối thủ, một trong những điều chúng tôi lo lắng là khả năng xảy ra một cuộc bầu cử có tranh chấp,” Harvey nói. “Trong một cuộc bầu cử có tranh chấp, chúng ta có thể thấy thị trường chứng khoán giảm 10%.”

Ông ấy có thể “bearish” trong ngắn hạn, nhưng Harvey sẽ không để nó ảnh hưởng đến triển vọng lạc quan vào năm 2021 của mình. Trong dài hạn, ông ấy “bullish” với TTCK bất kể ai thắng cuộc bầu cử.

“Chúng tôi giữ quan điểm tích cực trong dài hạn vì chúng tôi nghĩ rằng cuối cùng sẽ có một giải pháp cho Covid-19,” ông nói thêm.

Harvey cũng có kế hoạch tăng đầu tư vào nhóm S&P 500, đặc biệt là các nhóm công nghiệp có khả năng phát triển mạnh mẽ trong một thế giới không có đại dịch.

“Điều đáng ngạc nhiên là chúng tôi muốn thêm các cổ phiếu Covid-beta vào danh mục đầu tư. Khi chúng tôi nói đến Covid-beta, nó có nghĩa là các công ty có khả năng phát triển mạnh mẽ khi Covid-19 trở nên có thể kiểm soát” ông nói. “Những gì bạn cần thấy chỉ là sự cải thiện dần dần, và bởi vì tình hình đã quá nghiêm trọng trong một thời gian dài, chúng ta có thể thấy nhiều dư địa tăng giá ở phía trước.”

Nhưng hiện tại, Harvey vẫn giữ nguyên quan điểm của mình về mục tiêu cuối năm của S&P 500 ở mức 3,388, phản ánh mức giảm khoảng 6% so với mức cao nhất mọi thời đại của chỉ số vào ngày 2/9.

Harvey nói: “Tôi nghĩ rằng chúng ta đã đi qua mức đỉnh của năm nay.”

Broker listing

Cùng chuyên mục

BoJ thận trọng với lộ trình tăng lãi suất, chưa vội can thiệp thị trường trái phiếu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

BoJ thận trọng với lộ trình tăng lãi suất, chưa vội can thiệp thị trường trái phiếu

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản không thấy cần thiết phải điều chỉnh mạnh kế hoạch cắt giảm mua trái phiếu, trừ khi thị trường biến động nghiêm trọng. Thành viên Hội đồng Asahi Noguchi nhấn mạnh BoJ nên tiếp tục tăng lãi suất một cách thận trọng, do lạm phát hiện tại chủ yếu đến từ chi phí nhập khẩu chứ không phải tăng lương bền vững. Lạm phát dịch vụ vẫn chưa vượt 2%, khiến mục tiêu giá ổn định dài hạn vẫn còn xa.
Bắc Kinh mở rộng góc nhìn tài khóa giữa áp lực tăng trưởng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Bắc Kinh mở rộng góc nhìn tài khóa giữa áp lực tăng trưởng

Bắc Kinh đang mở rộng cách tiếp cận tài khóa bằng cách tính đến giá trị tài sản nhà nước, không chỉ riêng nợ công. Cách tiếp cận mới này có thể giúp Trung Quốc biện minh cho việc chi tiêu lớn hơn, dù tổng nợ đã cao. Tuy nhiên, hiệu quả sẽ phụ thuộc vào khả năng quản lý minh bạch và khai thác tài sản công một cách bền vững.
USD lao dốc giữa lo ngại tài khóa, Bitcoin và vàng tăng mạnh
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

USD lao dốc giữa lo ngại tài khóa, Bitcoin và vàng tăng mạnh

Đồng USD rơi xuống mức thấp nhất hai tuần do lo ngại về tài chính Mỹ và phiên đấu giá trái phiếu kém sôi động. Trong khi đó, nhà đầu tư tìm đến các tài sản thay thế như vàng và Bitcoin, đẩy giá hai tài sản này lên mức cao mới. Dự luật chi tiêu và thuế của Trump tiếp tục đối mặt với hoài nghi và chia rẽ trong nội bộ Đảng Cộng hòa.
Trái phiếu chính phủ Mỹ chịu áp lực trước lo ngại tài khóa và nợ công
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Trái phiếu chính phủ Mỹ chịu áp lực trước lo ngại tài khóa và nợ công

Nhu cầu yếu trong phiên đấu giá trái phiếu chính phủ kỳ hạn 20 năm phản ánh lo ngại ngày càng tăng về bức tranh tài khóa và nợ công của Mỹ. Lợi suất tăng vọt, đồng USD và chứng khoán đồng loạt giảm khi thị trường phản ứng với rủi ro từ dự luật thuế và chi tiêu mới tại Quốc hội. Các nhà đầu tư ngày càng nghi ngờ khả năng kiểm soát thâm hụt ngân sách, trong khi sức hấp dẫn của trái phiếu Mỹ suy giảm trước cạnh tranh toàn cầu.
2 Lý do đà tăng 40% của Netflix vẫn chưa kết Thúc | Investing.com
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

2 Lý do đà tăng 40% của Netflix vẫn chưa kết Thúc | Investing.com

Cổ phiếu của Netflix đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những tuần gần đây, tăng hơn 40% kể từ tuần đầu tiên của tháng 4, phá vỡ các kỷ lục trước đó và bước vào vùng giá bốn chữ số hiếm hoi. Mặc dù đợt tăng trưởng như vậy có xu hướng dấy lên lo ngại về việc quá nóng, đặc biệt khi chỉ số RSI hiện ở mức 68, vẫn còn hai lý do chính để tin rằng đà tăng sẽ kéo dài đến mùa hè, và tại sao một nhịp điều chỉnh dù nhỏ cũng nên được xem là cơ hội mua.
USD suy yếu giữa lo ngại về chính sách thuế và niềm tin vào tài sản Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

USD suy yếu giữa lo ngại về chính sách thuế và niềm tin vào tài sản Mỹ

Đồng USD tiếp tục giảm khi các bất ổn liên quan đến dự luật thuế của Trump, căng thẳng thương mại và triển vọng tài khóa khiến nhà đầu tư thận trọng hơn với tài sản Mỹ. Trong khi Fed duy trì lập trường thận trọng, thị trường vẫn kỳ vọng các thỏa thuận thương mại sẽ thành hiện thực nhưng thiếu động lực mới để duy trì đà tăng.
Tâm lý doanh nghiệp Nhật Bản suy yếu do bất ổn thương mại với Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Tâm lý doanh nghiệp Nhật Bản suy yếu do bất ổn thương mại với Mỹ

Tâm lý kinh doanh của các nhà sản xuất Nhật Bản suy yếu trong tháng 5 và dự kiến sẽ tiếp tục giảm do bất ổn từ chính sách thuế quan của Mỹ và triển vọng kinh tế toàn cầu mờ nhạt. Dù một số lĩnh vực như vận tải và dịch vụ vẫn giữ được sự ổn định, niềm tin chung đang chịu áp lực bởi chi phí tăng cao và kinh tế Trung Quốc trì trệ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ