6 điểm rút ra từ việc kéo dài cắt giảm nguồn cung dầu của OPEC+

6 điểm rút ra từ việc kéo dài cắt giảm nguồn cung dầu của OPEC+

11:26 06/09/2023

Việc cắt giảm nguồn cung từ Saudi Arabia và Nga đã hỗ trợ cho phe mua dầu vào cuối năm, với giá dầu Brent hiện đang ổn định gần 90 USD/thùng và giá dầu WTI của Mỹ không quá xa phía sau. Dưới đây là sáu điểm nhận định từ hai thông báo này:

  • Những ông lớn của OPEC+, đặc biệt là Ả Rập Saudi vẫn còn khả năng tạo ra bất ngờ. Mặc dù lượng cắt giảm dự kiến là 1 triệu thùng/ngày từ Saudi Arabia và 300 nghìn thùng/ngày từ Nga - nhưng thời gian kéo dài ba tháng đến cuối năm nên sẽ còn một vài điều chỉnh trong tương lai.
  • Việc thắt chặt nguồn cung từ khối này sẽ củng cố quan điểm rằng thị trường sẽ trải qua năm 2023 với hai thái cực riêng biệt, đặc trưng bởi giá yếu trong nửa đầu và phục hồi trong nửa sau.
  • Cắt giảm kéo dài có thể giúp giá dầu Brent quay lại 100 USD/thùng. Ngay trước khi thông báo mới nhất, dự đoán giá ba chữ số đã bắt đầu xuất hiện. Quan điểm này sẽ lan rộng hơn khi các mục tiêu giá được sửa đổi cho quý 4 và năm 2024.
  • Sự tập trung ngay lập tức sẽ chuyển sang tồn kho, với việc lượng tồn kho tiếp tục giảm, làm nổi bật sự thắt chặt gia tăng của thị trường. Báo cáo cập nhật chính thức tiếp theo về dự trữ dầu của Mỹ trong tuần này sẽ thu hút nhiều sự chú ý hơn bình thường.
  • Đừng ngạc nhiên nếu giá dầu sẽ điều chỉnh trong một khoảng thời gian sau khi tăng mạnh. Chỉ số RSI của dầu Brent đã được đẩy lên vùng quá mua 70. Nhưng pha thoái lui đó chỉ là tạm thời, không phải là khởi đầu của một xu hướng khác.
  • Thành phẩm sẽ trở nên đắt đỏ hơn, đặc biệt là xăng. Điều này sẽ dẫn đến một vấn đề khó khăn cho chính quyền Biden, vì họ đã sử dụng dự trữ chiến lược rất nhiều để hỗ trợ quân sự và không còn nhiều sự linh hoạt. Giá xăng tại các cửa hàng bán lẻ ở Mỹ có thể sắp đạt 4 USD/gallon.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Vàng vượt mốc 3,000 USD: Khi bất ổn toàn cầu thắp lửa cho kim loại quý
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Vàng vượt mốc 3,000 USD: Khi bất ổn toàn cầu thắp lửa cho kim loại quý

Đợt tăng vọt gần đây của vàng lên mức cao kỷ lục đã khiến nhiều người liên tưởng đến lần cuối cùng giá vàng lập đỉnh do biến động chính trị và kinh tế – đó là vào năm 1980. Tuy nhiên, các nhà giao dịch cho rằng bản chất của đợt tăng lần này – và khả năng duy trì của nó – có nhiều điểm khác biệt.
Giá vàng thu hẹp đà giảm nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn và hoạt động mua vào từ các ngân hàng trung ương
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng thu hẹp đà giảm nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn và hoạt động mua vào từ các ngân hàng trung ương

Giá vàng đã thu hẹp mức giảm trước đó vào thứ Hai, khi một phần nhu cầu trú ẩn an toàn quay trở lại và hoạt động mua mạnh từ các ngân hàng trung ương hỗ trợ giá sau khi vàng rơi xuống mức thấp nhất trong hơn ba tuần. Trong khi đó, các nhà phân tích vẫn duy trì cái nhìn tích cực về kim loại quý này.
Bất ổn dưới thời Trump: Cơ hội lớn cho vàng bứt phá
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Bất ổn dưới thời Trump: Cơ hội lớn cho vàng bứt phá

Khi sự hỗn loạn chính trị gia tăng, vàng trở thành công cụ phòng ngừa rủi ro hấp dẫn. Giá vàng đã bứt phá mạnh mẽ kể từ khi Trump gần như chắc chắn tái đắc cử, phản ánh nỗi lo ngại về tương lai kinh tế và địa chính trị. Trong bối cảnh thế giới ngày càng bất ổn, liệu vàng có phải là lựa chọn khôn ngoan, hay chỉ là một ván cược đầy cảm tính?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ