Bàn luận thêm về câu chuyện xoay quanh BoJ và triển vọng USD/JPY

Bàn luận thêm về câu chuyện xoay quanh BoJ và triển vọng USD/JPY

Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

18:20 31/07/2024

USD/JPY tạm chững lại đà giảm sốc quanh mốc 150.00 và có khả năng cặp tiền này sẽ mở ra đợt phục hồi ngắn trước khi cơn bão thực sự ập đến, với các mức hỗ trợ trung hạn tiếp theo dự kiến ở 149.50, 146.20 và 144.60.

Ngày hôm qua, USD/JPY mở ra đợt phục hồi ngắn ngay trên hỗ trợ quan trọng 151.70 và tăng lên mức cao nhất trong ngày là 155.22, chỉ cách biên dưới của vùng kháng cự ngắn hạn 155.80-156.50 một chút. Sau đó, USD/JPY lại giảm 1.6% (khoảng 245 pips) trong phiên và đóng cửa ở mức 152.76. Nguyên nhân chính của sự sụt giảm đột ngột này là do loạt tin tức được một cơ quan truyền thông Nhật Bản đưa ra, cho biết BoJ đang cân nhắc tăng lãi suất lên 0.25% từ 0%-0.1% trước thềm công bố quyết định chính sách tiền tệ của họ vào sáng hôm nay.

Không có bất ngờ nào và BoJ vẫn duy trì dự báo lạm phát

Hình 1: Quyết định chính sách tiền tệ và báo cáo quý mới nhất của BoJ (Nguồn: BoJ)

BoJ đã không đưa ra bất kỳ quyết định bất ngờ nào và vẫn giữ nguyên dự báo về xu hướng lạm phát. Loại tin tức "bật mí" trước thềm công bố các quyết định chính sách tiền tệ quan trọng của BoJ, như trong trường hợp này, có vẻ là một "modus operandi", chiến thuật thường thấy của BoJ nhằm chuẩn bị tâm lý thị trường và giảm thiểu sự biến động mạnh khi có thông tin chính thức. Chúng ta đã được chứng kiến một cách tiếp cận tương tự được sử dụng vào tháng 3 khi BoJ bãi bỏ chương trình "kiểm soát lợi suất" đối với TPCP Nhật Bản kỳ hạn 10 năm và tăng lãi suất qua đêm từ mức âm, lần tăng lãi suất đầu tiên kể từ năm 2007.

USD/JPY đã giảm xuống mức hỗ trợ quan trọng 151.70 ngay sau khi BoJ công bố tăng lãi suất qua đêm lần thứ hai trong năm nay và bật trở lại lên mức cao nhất trong ngày là 153.90 trước khi sụt một lần nữa chạm mức thấp 150.05, tính đến thời điểm viết bài.

Ngoài ra, báo cáo quý mới nhất của BoJ về xu hướng lạm phát ở Nhật Bản vẫn giữ nguyên; trong đó các quan chức duy trì dự báo trung bình cho CPI lõi (trừ thực phẩm tươi sống và năng lượng) ở mức 1.9% cho đến năm 2025 và 2.1% trong năm tài khóa 2026.

Bên cạnh đó, BoJ đã bày tỏ quan ngại về lạm phát nhập khẩu; trong đó rủi ro đẩy giá nhập khẩu đã tăng lên cho các năm tài khóa 2024 và 2025 trên cơ sở thay đổi theo năm (Hình 1). Qua đó, BoJ đã ngầm chỉ ra sự suy yếu hơn nữa của đồng Yên Nhật về trung hạn là điều không mong muốn vì lợi ích mang lại là không đủ để bù đắp những tác động bất lợi đối với niềm tin và chi tiêu của người tiêu dùng. Do đó, điều này có thể gây áp lực lên đồng Yên Nhật trong trung hạn.

BoJ giảm dần lượng mua TPCP Nhật Bản hàng tháng

Hình 2: Kế hoạch giảm mua TPCP Nhật Bản hàng tháng của BoJ (Nguồn: BoJ)

Ngoài ra, không có bất ngờ lớn nào, BoJ đã "chính thức" công bố chương trình "thắt chặt định lượng" và điều chỉnh kế hoạch mua TPCP Nhật Bản hàng tháng từ mức 5,700 tỷ Yên, xuống 50% còn xấp xỉ 3,000 tỷ Yên vào Q1 năm 2026 thông qua việc cắt giảm dần khoảng 400 tỷ Yên mỗi quý.

Quá trình này có thể dẫn đến việc giảm khoảng 7%-8% lượng TPCP Nhật Bản khổng lồ hiện có với gần 600,000 tỷ Yên trong bảng cân đối kế toán của BoJ và cho phép lực lượng thị trường gia tăng vai trò trong việc ấn định lãi suất dài hạn tại Nhật Bản.

 Phân tích kỹ thuật

Hình 3: Biểu đồ ngày USD/JPY (Nguồn: TradingView)

Hình 4: Chênh lệch lợi suất TPCP Mỹ và Nhật Bản (Nguồn: TradingView)

Hình 5: Biểu đồ giờ USD/JPY (Nguồn: TradingView)

Một trong những nguyên tắc của phân tích kỹ thuật là giá của các tài sản tài chính có tính thanh khoản cao thường không tăng giảm sốc theo chiều thẳng đứng mà sẽ biến động một cách có xu hướng rõ ràng.

Có thể thấy trên biểu đồ ngày của USD/JPY, xu hướng giảm trung hạn hiện đang chiếm ưu thế khi đường SMA 50 bị xuyên thủng vào ngày 17/07, đồng thời bắn phát súng đầu tiên xác nhận cho sự lụi tàn của xu hướng tăng xuyên suốt kể từ ngày 14/03 (Hình 3).

Ngoài ra, chênh lệch lợi suất TPCP Mỹ và TPCP Nhật Bản (kỳ hạn 2 năm và 10 năm) tiếp tục thu hẹp, càng củng cố cho xu hướng giảm trung hạn của USD/JPY với các mức hỗ trợ tương ứng tiếp theo ở 149.50, 146.20 và 144.60 (Hình 4).

Chỉ báo RSI trên biểu đồ ngày hiện đang tiến sâu vào vùng quá bán sau đà giảm chưa có hồi kết của USD/JPY (20 phiên cho đến nay) từ mức cao ngày 03/07 là 161.95. Nhìn lại quá khứ, kết hợp với tín hiệu phân kỳ dương của chỉ báo này trên biểu đồ giờ sau khi kiểm tra mức hỗ trợ ngắn hạn quan trọng 151.70, ứng với SMA 200 trên biểu đồ ngày, tia hy vọng về một đợt phục hồi nhỏ đã lóe lên (Hình 5).

Hình 6: Biểu đồ cập nhật USD/JPY tính đến thời điểm viết bài

Nhưng rồi, không lâu sau đó, phe bán đã hoàn toàn dập tắt niềm hy vọng nêu trên và tung đòn phủ đầu, xuyên thủng SMA 200 trước sự ngỡ ngàng của tất cả. Sức áp đảo kinh hoàng đã khiến USD/JPY suýt thủng thêm mốc tâm lý 150.00 và giờ đây, khó có thể đảm bảo rằng cặp tiền sẽ không giảm sâu hơn. Nhìn về phía trước, vẫn còn các dữ liệu kinh tế quan trọng của Mỹ và kết quả cuộc họp FOMC, nhưng với những kỳ vọng gần đây, có lẽ cũng không có nhiều điều để kỳ vọng (Hình 6). Dù vậy, USD/JPY có thể sẽ còn phản ứng dữ dội hơn khi gần đến mức 149.50, ước tính cho trendline tăng dài hạn kể từ năm 2021 và cũng là một trong những hỗ trợ trung hạn được đề cập bên trên. Vì vậy, kết hợp với tín hiệu quá bán từ các chỉ báo, vẫn có khả năng USD/JPY sẽ mở ra nhịp phục hồi ngắn tại vùng này.

Market Pulse

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

AUD/USD đối mặt nguy cơ sụt giảm sâu khi lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu gia tăng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

AUD/USD đối mặt nguy cơ sụt giảm sâu khi lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu gia tăng

AUD/USD đang đứng trước triển vọng suy yếu giữa làn sóng lo ngại ngày càng tăng về suy thoái kinh tế toàn cầu. AUD chịu sức ép đáng kể sau quyết định của Tổng thống Trump về việc duy trì mức thuế suất 25% đối với xuất khẩu nhôm và thép của Úc. USD tăng giá khi nhà đầu tư tiếp nhận dữ liệu Chỉ số PPI thấp hơn dự báo được công bố vào thứ Năm.
NZD/USD đang ở giai đoạn tích lũy, hướng tới kiểm định đường EMA 9 ngày quanh 0.5700
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

NZD/USD đang ở giai đoạn tích lũy, hướng tới kiểm định đường EMA 9 ngày quanh 0.5700

NZD/USD có khả năng kiểm tra đường biên trên của kênh giá hình chữ nhật tại 0.5780, sau đó có thể tiếp cận đỉnh trong ba tháng qua tại 0.5794. Mô hình hình chữ nhật này đang cho tín hiệu giảm, gợi ý rằng sau giai đoạn đi ngang tích lũy, tỷ giá có thể sẽ sụt giảm sâu hơn. Cặp tiền này đang được hỗ trợ bởi đường EMA 9 ngày ở mức 0.5705, gần với EMA 50 ngày quanh 0.5699.
GBP/USD "giậm chân tại chỗ" quanh 1.2950 dưới áp lực thuế quan từ Nhà Trắng
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

GBP/USD "giậm chân tại chỗ" quanh 1.2950 dưới áp lực thuế quan từ Nhà Trắng

GBP/USD đi ngang quanh mức 1.2950 trong bối cảnh nhà đầu tư đang cân nhắc tác động từ chính sách thuế quan mới của Tổng thống Trump. Trong khi đó, báo cáo cho CPI tại Mỹ giảm mạnh hơn dự báo trong tháng 2, và thị trường đang chờ đợi số liệu PPI sắp công bố. Ngân hàng Trung ương Anh nhiều khả năng sẽ duy trì lãi suất hiện tại trong cuộc họp tuần sau.
USD/CAD phục hồi lên vùng 1.4400: Tín hiệu tăng vẫn chưa rõ ràng
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

USD/CAD phục hồi lên vùng 1.4400: Tín hiệu tăng vẫn chưa rõ ràng

USD/CAD lấy lại đà tăng và nhận được hỗ trợ từ sự kết hợp của nhiều yếu tố. Kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Fed tiếp tục làm suy yếu USD và hạn chế đà tăng của cặp tiền tệ này. Chỉ báo kỹ thuật đưa tín hiệu trái chiều đòi hỏi các nhà đầu tư cần thận trọng trước khi đặt các vị thế mua mới.
USD/CHF giằng co tại 0.8800 - Đâu là hướng đi tiếp theo?
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

USD/CHF giằng co tại 0.8800 - Đâu là hướng đi tiếp theo?

USD/CHF ổn định ở mức 0.8810 trong hai ngày liên tiếp, bám sát đường SMA 200 ngày quan trọng sau khi phục hồi từ mức thấp nhất năm. Xu hướng giảm kỹ thuật vẫn tiếp diễn; các đỉnh VÀ đáy thấp hơn gần đây cho thấy phe bán vẫn đang chiếm ưu thế nhưng đà giảm đã chậm lại.
Giá vàng trước "giờ G" - Báo cáo CPI Mỹ sẽ quyết định xu hướng lãi suất trong tháng tới
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

Giá vàng trước "giờ G" - Báo cáo CPI Mỹ sẽ quyết định xu hướng lãi suất trong tháng tới

Giá vàng ổn định sau khi Châu Âu và Trung Quốc tuyên bố sẽ đáp trả các biện pháp thuế quan của Mỹ vào sáng thứ Tư. Nga đang cân nhắc đề xuất ngừng bắn tại Ukraine được Mỹ dàn xếp trong những ngày sắp tới. Giới đầu tư hiện đang chờ đợi báo cáo lạm phát của Mỹ dự kiến công bố vào thứ Tư.
EUR/USD duy trì đà tăng giữa bối cảnh lo ngại suy thoái kinh tế Mỹ, dữ liệu CPI sắp tới là yếu tố quyết định
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

EUR/USD duy trì đà tăng giữa bối cảnh lo ngại suy thoái kinh tế Mỹ, dữ liệu CPI sắp tới là yếu tố quyết định

EUR/USD phục hồi lên gần mức 1.0900 khi rủi ro suy thoái kinh tế Mỹ khiến USD suy yếu. Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Lutnick cho rằng các chính sách của Tổng thống Trump có giá trị mặc dù chúng có thể dẫn đến suy thoái. Đồng EUR được hỗ trợ nhờ hy vọng về lệnh ngừng bắn ở Ukraine trong 30 ngày và kế hoạch tái cơ cấu nợ của Đức.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ