BoJ chính thức nâng lãi suất lên 25 bps: Kỷ nguyên mới cho chính sách tiền tệ

BoJ chính thức nâng lãi suất lên 25 bps: Kỷ nguyên mới cho chính sách tiền tệ

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

11:07 31/07/2024

Hôm nay, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã nâng lãi suất lên 25 bps và công bố kế hoạch cắt giảm một nửa lượng trái phiếu mua vào hàng tháng. Đây là động thái quyết đoán của BoJ nhằm thắt chặt chính sách tiền tệ.

Tại cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày này, BoJ cũng đã công bố chi tiết kế hoạch thắt chặt định lượng. Theo đó, họ sẽ giảm dần lượng trái phiếu mua vào hàng tháng qua nhiều giai đoạn, xuống còn khoảng 3 nghìn tỷ Yên (tương đương 19.6 tỷ USD) vào quý I năm 2026.

Bằng những động thái này, Thống đốc Kazuo Ueda đã thể hiện quyết tâm tiến hành bình thường hóa chính sách sau nhiều năm BoJ theo đuổi chính sách nới lỏng, bao gồm cả lãi suất âm - mức lãi suất cuối cùng trên thế giới cho đến tháng 3. Các động thái của BoJ ngày hôm nay có thể làm dấy lên suy đoán rằng có thể sẽ có thêm một đợt tăng lãi suất nữa trong năm nay.

Trong khi Fed chuẩn bị đi theo hướng ngược lại, việc BoJ chuyển sang chính sách thắt chặt sẽ bắt đầu thu hẹp chênh lệch lãi suất giữa hai bờ Thái Bình Dương - yếu tố đã khiến đồng Yên suy yếu kỷ lục.

Với tỷ lệ biểu quyết 7-2, BoJ đã nâng lãi suất qua đêm lên khoảng 25 bps từ mức 0-0.1%, đạt mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cuối năm 2008.

Mặc dù chỉ khoảng 30% các chuyên gia theo dõi BoJ dự đoán tăng lãi suất trong kịch bản chính, nhưng theo khảo sát của Bloomberg, gần như tất cả đều nhận thấy khả năng BoJ có động thái cắt giảm lãi suất vào tháng 7.

Thống đốc Ueda khẳng định rằng việc tăng lãi suất là hợp lý nếu khả năng đạt được mục tiêu lạm phát của BoJ tăng lên.

Việc nâng lãi suất ngay sau khi các nhân vật có ảnh hưởng trong đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền kêu gọi thay đổi chính sách khiến Thống đốc Ueda có nguy cơ bị xem là đã nhượng bộ trước áp lực chính trị.

Gần đây, ông Toshimitsu Motegi, Tổng Thư ký LDP, và ông Taro Kono, Bộ trưởng Số hóa, đã kêu gọi BoJ thắt chặt chính sách để hỗ trợ đồng Yên và kiềm chế lạm phát. Điều này cho họ không hài lòng về vai trò của đồng Yên khi đồng tiền này tiếp tục đẩy cao chi phí sinh hoạt.

Tỷ lệ ủng hộ Nội các của Thủ tướng Fumio Kishida đã giảm sút, với lạm phát là nguyên nhân chính gây bất mãn. Chi phí sinh hoạt đã tăng ngang bằng hoặc vượt quá mục tiêu 2% của BoJ trong hơn 2 năm, khiến các hộ gia đình phải thắt chặt ngân sách. Chi tiêu tiêu dùng đã giảm trong mỗi quý tính đến tháng 3.

Trước cuộc họp tuần này, một số quan chức BoJ cho rằng giữ nguyên chính sách là một lựa chọn trong khi họ chờ đợi thêm dữ liệu, hy vọng những tín hiệu cho thấy chi tiêu tiêu dùng hồi phục.

Hiện chưa rõ các hộ gia đình Nhật Bản đang gánh khoản vay mua nhà sẽ phản ứng thế nào trước viễn cảnh có thể phải trả lãi cao hơn. Theo một báo cáo của chính phủ, khoảng 70% các khoản vay này có lãi suất thả nổi. Những người gửi tiết kiệm cũng có thể nhận thấy lãi suất tiền gửi ngân hàng cao hơn.

Thống đốc Ueda sẽ tổ chức một cuộc họp báo vào buổi chiều, thường bắt đầu lúc 3:30 chiều (giờ Tokyo), để giải thích chi tiết về lý do đằng sau quyết định chính sách hôm nay cũng như triển vọng lạm phát.

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Ngành hàng không có thể sẽ thất thoát 22 tỷ USD sau khi chính sách miễn thuế "de minimis" bị bãi bỏ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Ngành hàng không có thể sẽ thất thoát 22 tỷ USD sau khi chính sách miễn thuế "de minimis" bị bãi bỏ

Mỹ dự kiến vào tháng tới sẽ hủy bỏ quyền miễn thuế đối với các lô hàng giá trị thấp từ Trung Quốc và Hồng Kông, kết hợp với mức thuế 145% mới đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, có thể gây tổn thất hơn 22 tỷ USD doanh thu từ ngành vận tải hàng không trong ba năm và khiến hàng nghìn người bán hàng trực tuyến với mô hình giao hàng trực tiếp đến người tiêu dùng phải đóng cửa.
Người lao động Mỹ sẵn sàng chấp nhận mức lương thấp hơn cho công việc mới
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Người lao động Mỹ sẵn sàng chấp nhận mức lương thấp hơn cho công việc mới

Theo khảo sát của Fed New York, người dân Hoa Kỳ đã thể hiện cái nhìn tiêu cực hơn đối với thị trường lao động trong tháng 3, biểu hiện qua việc các đối tượng tham gia khảo sát đã điều chỉnh giảm đáng kể mức lương tối thiểu họ sẵn sàng chấp nhận để đảm nhận một vị trí công việc mới.
IMF cảnh báo thương chiến sẽ làm suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

IMF cảnh báo thương chiến sẽ làm suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Niềm tin kinh tế toàn cầu đang lao dốc, thị trường tài chính biến động mạnh khi căng thẳng thương mại do Mỹ khơi mào khiến triển vọng tăng trưởng toàn cầu trở nên u ám. Cảnh báo này được đưa ra trong một báo cáo của Financial Times phối hợp với Viện Brookings, ngay trước thềm các cuộc họp mùa xuân của IMF và Ngân hàng Thế giới tại Washington trong tuần này.
Chứng khoán và đồng đô la trượt giá sau các chỉ trích của Trump nhắm vào Fed
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Chứng khoán và đồng đô la trượt giá sau các chỉ trích của Trump nhắm vào Fed

Chứng khoán châu Á và tương lai chứng khoán Mỹ trượt giá vào thứ Hai trong khi đồng đô la giảm mạnh, do lo ngại về thuế quan và những lời chỉ trích công khai của Tổng thống Donald Trump nhắm tới Cục Dự trữ Liên bang (Fed). Việc này đã ảnh hưởng đến tâm lý, đẩy giá vàng lên một mức cao mới.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ