Các bên thuộc bến cảng Mỹ đạt được thỏa thuận chấm dứt cuộc đình công ở Bờ Đông

Các bên thuộc bến cảng Mỹ đạt được thỏa thuận chấm dứt cuộc đình công ở Bờ Đông

Minh Anh

Minh Anh

Junior Editor

07:42 04/10/2024

Theo thông cáo của các bên vào thứ Năm, công nhân bến cảng và các nhà điều hành bến cảng tại Mỹ đã đạt được một thỏa thuận tạm thời, chấm dứt ngay lập tức cuộc đình công kéo dài ba ngày gây tê liệt cho hoạt động vận chuyển ở Bờ Đông và Bờ Vịnh Hoa Kỳ.

Thỏa thuận tạm thời này bao gồm việc tăng lương khoảng 62% trong vòng sáu năm. Theo đó, mức lương trung bình sẽ tăng từ khoảng 39 USD/giờ lên 63 USD/giờ trong suốt thời hạn hợp đồng.

Hiệp hội ILA đã yêu cầu mức tăng lương 77%, trong khi nhóm chủ sử dụng lao động, Liên minh Hàng hải Hoa Kỳ (USMX) trước đó đã đưa ra đề xuất tăng lương gần 50%.

Thỏa thuận này kết thúc cuộc đình công lớn nhất ngành này trong gần nửa thế kỷ, khiến việc dỡ hàng từ các tàu container từ Maine đến Texas bị đình trệ, đe dọa gây thiếu hụt nhiều mặt hàng từ chuối đến phụ tùng ô tô và làm cho hàng loạt tàu bị kẹt ở ngoài khơi.

Liên minh công nhân và các nhà điều hành bến cảng cho biết họ sẽ gia hạn hợp đồng đến ngày 15 tháng 1 năm 2025 để tiếp tục thương lượng các vấn đề còn tồn đọng.

Thông cáo này có hiệu lực ngay lập tức, tất cả các hành động đình công hiện tại sẽ quay trở lại làm việc và mọi công việc thuộc phạm vi Hợp đồng sẽ được tiếp tục.

Một trong những vấn đề quan trọng chưa được giải quyết là các vấn đề về tự động hóa khiến công nhân lo ngại sẽ dẫn đến mất việc làm.

Chủ tịch Liên minh Harold Daggett cho biết các chủ lao động như hãng tàu container Maersk và APM Terminals North America chưa đồng ý với yêu cầu ngừng các dự án tự động hóa ở cảng.

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã đứng về phía quan điểm của các Hiệp hội liên minh, gây áp lực lên các chủ bến cảng để nâng mức đề xuất nhằm đạt được thỏa thuận, đồng thời nhấn mạnh ngành vận tải biển đã thu về lợi nhuận khổng lồ kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Biden phát biểu hôm thứ Năm rằng thỏa thuận tạm thời này đại diện cho bước tiến quan trọng, hướng tới một thoả thuận bền vững trong tương lai.

Chính quyền Biden đã nhiều lần từ chối yêu cầu của các nhóm kinh doanh và các nhà lập pháp Cộng hòa về việc can thiệp bằng quyền lực liên bang để chấm dứt cuộc đình công, vì động thái này có thể làm giảm sự ủng hộ của các liên đoàn lao động đối với đảng Dân chủ trước cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 5 tháng 11.

Theo một nguồn tin của Reuters, quyền Bộ trưởng Lao động Julie Su đã có mặt tại New Jersey cùng hai bên để thúc đẩy thỏa thuận.

Tin tốt

Vào thứ Ba, ILA đã phát động cuộc đình công với 45,000 công nhân cảng, cuộc đình công lớn đầu tiên kể từ năm 1977 sau khi các cuộc đàm phán về hợp đồng mới kéo dài sáu năm chấm dứt.

Đến thứ Tư, ít nhất 45 tàu container không thể dỡ hàng đã neo đậu ngoài các cảng Bờ Đông và Bờ Vịnh, tăng từ chỉ có 3 tàu trước khi cuộc đình công bắt đầu vào Chủ Nhật, theo dữ liệu từ Everstream Analytics.

Các nhà phân tích của JP Morgan cho biết cuộc đình công này gây thiệt hại cho nền kinh tế Hoa Kỳ khoảng 5 tỷ USD mỗi ngày.

Cuộc đình công ảnh hưởng đến 36 cảng bao gồm New York, Baltimore và Houston, những nơi xử lý lượng lớn hàng hóa container.

Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia cho biết trong một tuyên bố, quyết định kết thúc tình trạng đình công hiện tại và cho phép các cảng Bờ Đông và Bờ Vịnh mở cửa trở lại và là tin tốt cho nền kinh tế quốc gia. Thỏa thuận cuối cùng càng đạt được sớm càng tốt cho nền kinh tế Mỹ.

Các nhà kinh tế cho rằng việc đóng cửa cảng sẽ không làm tăng giá tiêu dùng ngay lập tức vì các công ty đã tăng tốc nhập hàng hóa quan trọng trong những tháng gần đây. Tuy nhiên, nếu đình công kéo dài, giá thực phẩm có thể sẽ phản ứng đầu tiên, theo các nhà kinh tế của Morgan Stanley.

Investing

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc giữa làn sóng lo ngại suy thoái kinh tế do căng thẳng thương mại leo thang
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc giữa làn sóng lo ngại suy thoái kinh tế do căng thẳng thương mại leo thang

Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán Trung Quốc và lợi suất TPCP sụt giảm xuống gần mức thấp kỷ lục khi giới đầu tư chuẩn bị đối mặt với hậu quả từ cuộc xung đột thương mại ngày càng trầm trọng giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Mức thuế cơ bản 10% đối với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ hôm nay

Mức thuế cơ bản 10% đối với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ hôm nay

Mức thuế cơ bản 10% của Tổng thống Donald Trump áp dụng đối với các đối tác thương mại của Mỹ trên toàn thế giới đã chính thức có hiệu lực vào thứ Bảy, khi ông tiếp tục triển khai chiến lược khuyến khích đầu tư trong nước bằng cách tạo động lực cho các công ty muốn tránh thuế nhập khẩu.
Châu Á lao đao trước chính sách thuế quan Mỹ: Ngân hàng Trung ương các nước tăng cường hạ lãi suất để cứu lấy nền kinh tế
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Châu Á lao đao trước chính sách thuế quan Mỹ: Ngân hàng Trung ương các nước tăng cường hạ lãi suất để cứu lấy nền kinh tế

Châu Á đang gánh chịu phần lớn tác động từ đợt áp thuế mới của Mỹ, điều này được dự báo sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế khu vực thông qua việc làm suy yếu hoạt động đầu tư kinh doanh và niềm tin thị trường – từ đó tạo áp lực buộc các ngân hàng trung ương phải đẩy mạnh cắt giảm lãi suất.
Đòn thuế quan của Trump làm rung chuyển thị trường: Chứng khoán lao dốc, lợi suất trái phiếu tăng mạnh
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Đòn thuế quan của Trump làm rung chuyển thị trường: Chứng khoán lao dốc, lợi suất trái phiếu tăng mạnh

Chiến dịch áp thuế mà Donald Trump coi là chìa khóa cho sự thịnh vượng dài hạn của nước Mỹ đã ngay lập tức khuấy đảo thị trường tài chính tối thứ Tư, đẩy chứng khoán lao dốc, sau chuỗi ngày tăng điểm nhờ hy vọng chính sách này sẽ 'mềm mỏng' hơn.
Ông Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng không chừa một quốc gia nào, khu vực Châu Á và Châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Ông Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng không chừa một quốc gia nào, khu vực Châu Á và Châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề

Tổng thống Donald Trump vừa 'tung đòn' phản bác vào hệ thống thương mại toàn cầu mà ông từ lâu cho là bất công—một loạt thuế quan đánh thẳng vào các đối tác thương mại của Mỹ trên khắp thế giới, đẩy châu Á và châu Âu vào thế khó hơn bao giờ hết.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ