Các nhà hoạch định chính sách của Fed vẫn đang rất thận trọng về lạm phát và chính sách

Các nhà hoạch định chính sách của Fed vẫn đang rất thận trọng về lạm phát và chính sách

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

08:15 21/05/2024

Các quan chức Fed cho biết họ vẫn chưa có đủ niềm tin rằng lạm phát đang hướng tới mục tiêu 2%, mặc dù dữ liệu tuần trước cho thấy CPI của Mỹ trong tháng 4 đã chậm hơn dự kiến.

Phó Chủ tịch Fed Philip Jefferson cho biết, mặc dù dữ liệu lạm phát tháng 4 mang lại nhiều điều tích cực, còn quá sớm để biết liệu lạm phát có trở lại mục tiêu một cách bền vững hay không.

Jefferson mô tả chính sách tiền tệ hiện tại là thắt chặt và từ chối cho biết liệu Fed có bắt đầu cắt giảm lãi suất trong năm nay hay không, ông cho biết sẽ đánh giá cẩn thận dữ liệu kinh tế sắp tới.

Phó Chủ tịch Giám sát Fed Michael Barr, cho biết các chỉ số lạm phát quý đầu tiên đáng thất vọng và ông chưa có đủ niềm tin để bắt đầu cắt giảm lãi suất.

Giống như Jefferson, Barr củng cố thông điệp của Fed rằng việc cắt giảm lãi suất sẽ được trì hoãn cho đến khi lạm phát quay trở lại mục tiêu 2% của Fed.

Barr nói: “Chúng tôi sẽ cần để chính sách thắt chặt có thêm thời gian để tiếp tục phát huy tác dụng”.

CPI hạ nhiệt trong tháng 4 và doanh số bán lẻ không tăng, điều này cho thấy kinh tế Mỹ có thể đang mất đà khi đối mặt với lãi suất thắt chặt của Fed.

Tuy nhiên các nhà hoạch định chính sách của Fed vẫn thận trọng và muốn đảm bảo lạm phát hoàn toàn quay trở lại mức mục tiêu 2% trước khi cắt giảm lãi suất.

Chủ tịch Fed bang Cleveland, Loretta Mester cho biết bà tiếp tục tin rằng lạm phát sẽ giảm trong năm nay, mặc dù chậm hơn so với dự đoán của bà. Tuy nhiên, việc lạm phát không đạt được tiến triển trong quý đầu tiên, cùng với nền kinh tế mạnh hơn dự kiến, khiến bà tin rằng Fed sẽ không thể cắt giảm lãi suất 3 lần trong năm nay. Hơn nữa, nếu lạm phát cao hơn so với kỳ vọng của bà, Fed hoàn toàn có thể giữ nguyên hoặc tăng lãi suất.

Chủ tịch Fed San Francisco Mary Daly cho biết bà không thấy có bằng chứng nào về sự cần thiết phải tăng lãi suất, nhưng đồng thời cũng không tin tưởng rằng lạm phát đang giảm xuống mức 2%, nên việc cắt giảm lãi suất hiện tại cũng không cần thiết.

Cuộc họp chính sách tiếp theo của Fed là cuộc họp ngày 11-12/6. Các trader đang kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất lần đầu tiên vào tháng 9.

Jefferson vẫn thận trọng trong lời nói của mình, đồng thời cho rằng kinh tế Mỹ vẫn có thể tiếp tục phát triển và tạo ra nhiều việc làm hơn. Ông lưu ý rằng tăng trưởng kinh tế và thị trường việc làm vẫn ổn định, điều này mang lại cho ông niềm tin rằng Fed có thể kiểm soát lạm phát.

Jefferson cũng cân nhắc về tình trạng thắt chặt định lượng của Fed và lưu ý rằng các kế hoạch nhằm làm chậm tốc độ thu hẹp bảng cân đối kế toán cho phép quá trình này diễn ra với ít rủi ro hơn, giảm thiểu căng thẳng trên thị trường tài chính.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Sắc đỏ bao trùm thị trường châu Á sau cơn bão bán tháo tại Mỹ, đồng USD tìm được điểm tựa sau cơn địa chấn
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Sắc đỏ bao trùm thị trường châu Á sau cơn bão bán tháo tại Mỹ, đồng USD tìm được điểm tựa sau cơn địa chấn

Chứng khoán châu Á suy giảm trong phiên mở cửa sau khi Tổng thống Donald Trump gia tăng chỉ trích nhắm vào Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell, làm dấy lên mối lo ngại về tính độc lập của ngân hàng trung ương và châm ngòi cho đợt bán tháo mạnh các tài sản Mỹ.
Liệu chính sách thuế quan của Tổng thống Trump có thực sự hồi sinh ngành sản xuất Hoa Kỳ?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Liệu chính sách thuế quan của Tổng thống Trump có thực sự hồi sinh ngành sản xuất Hoa Kỳ?

Trong bài phát biểu nhậm chức, Tổng thống Trump đã khẳng định quyết tâm biến Hoa Kỳ trở thành "quốc gia sản xuất một lần nữa" và đã triển khai những mức thuế nhập khẩu cao nhất trong một thế kỷ qua nhằm hiện thực hóa tầm nhìn này. Tuy nhiên, các dữ liệu kinh tế gần đây lại cho thấy những diễn biến trái ngược với kỳ vọng của chính quyền.
Mỹ đang dần đánh mất vai trò lãnh đạo toàn cầu như thế nào?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Mỹ đang dần đánh mất vai trò lãnh đạo toàn cầu như thế nào?

Chưa đầy 100 ngày sau khi bắt đầu nhiệm kỳ hai, Tổng thống Donald Trump đã khiến nước Mỹ chuyển từ hình ảnh một siêu cường thân thiện sang thái độ thờ ơ với phần còn lại của thế giới. Và nếu tình trạng này tiếp tục, Mỹ có thể sẽ đi xa hơn — trở thành một quốc gia có hành động gây tổn hại đến trật tự quốc tế.
Chính sách thuế quan của Mỹ đối với Trung Quốc tác động tiêu cực đến kinh tế Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Chính sách thuế quan của Mỹ đối với Trung Quốc tác động tiêu cực đến kinh tế Mỹ

Chính sách thương mại của chính quyền Trump liên tục thay đổi nhưng dường như đang dần định hình xoay quanh một ưu tiên lớn nhất: trấn áp Trung Quốc. Các quan chức Mỹ cho thấy họ sẵn sàng nới lỏng các mức thuế đối ứng cho một số quốc gia — miễn là các nước này siết chặt nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc từ các nước trung gian cho hàng hóa Trung Quốc.
Ishiba khẳng định Nhật Bản sẽ không dễ dãi trong đàm phán thuế quan với Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Ishiba khẳng định Nhật Bản sẽ không dễ dãi trong đàm phán thuế quan với Mỹ

Thủ tướng Shigeru Ishiba tuyên bố Nhật Bản sẽ không chấp nhận mọi yêu cầu từ Mỹ chỉ để đạt được thỏa thuận thương mại, đặc biệt trong các lĩnh vực nhạy cảm như ô tô và nông nghiệp. Tokyo đang chuẩn bị cho vòng đàm phán tiếp theo với chiến lược thận trọng, trong bối cảnh các yêu cầu cụ thể từ phía Mỹ vẫn chưa rõ ràng. Ishiba khẳng định chính phủ sẽ ưu tiên bảo vệ lợi ích quốc gia và không vội nhượng bộ trong các vấn đề trọng yếu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ