Cập nhật thị trường phiên Á 26.06: Chứng khoán châu Á biến động trái chiều sau phát biểu của các quan chức Fed

Cập nhật thị trường phiên Á 26.06: Chứng khoán châu Á biến động trái chiều sau phát biểu của các quan chức Fed

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

07:58 26/06/2024

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều khi các quan chức Fed nhấn mạnh cần có thêm bằng chứng cho thấy lạm phát hạ nhiệt trước khi cắt giảm lãi suất.

Chứng khoán Úc sụt giảm, trong khi chứng khoán Nhật Bản và Hàn Quốc tăng nhẹ. Hợp đồng tương lai chứng khoán Hồng Kông giảm nhẹ và chỉ số theo dõi cổ phiếu Trung Quốc niêm yết tại Mỹ bốc hơi 1.3%. Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ ổn định trong phiên Á sau khi cổ phiếu Nvidia dẫn đầu đà phục hồi trong nhóm “Magnificent Seven” vào thứ Ba. TPCP Mỹ ít thay đổi sau sự thành công của phiên đấu thầu 69 tỷ USD TPCP Mỹ kỳ hạn 2 năm, khởi động cho ba phiên đấu thầu trong tuần này.

Niềm tin của người tiêu dùng Mỹ sụt giảm do lo ngại về triển vọng kinh tế, thị trường lao động và lợi nhuận doanh nghiệp. Thành viên Hội đồng Thống đốc Fed Michelle Bowman cũng bày tỏ lo ngại về triển vọng lạm phát. Quan chức Fed Lisa Cook cũng cho biết động thái cắt giảm lãi suất sẽ được thực hiện “vào một thời điểm nào đó”, đồng thời kỳ vọng lạm phát sẽ cải thiện dần dần trong năm nay. Đồng USD tăng cao hơn vào thứ Tư.

USD/JPY vẫn tiệm cận mốc 160.

Chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Mỹ

Tại Nhật Bản, ngân hàng trung ương dự kiến ​​sẽ tăng lãi suất vào tháng 7, cùng với việc công bố lộ trình chính sách hướng tới động thái thắt chặt định lượng, theo 1/3 chuyên gia kinh tế được Bloomberg khảo sát.

Ayako Fujita, chuyên gia kinh tế tại JPMorgan, đã viết: “Việc công bố kế hoạch chi tiết về hoạt động cắt giảm lượng mua trái phiếu chính phủ có lẽ sẽ không phải là trở ngại cho động tháo tăng lãi suất vào tháng 7. Rủi ro của việc trì hoãn thắt chặt chính sách tiền tệ đang tăng lên, với nguy cơ lạm phát tăng cao.”

Trong khi đó, triển vọng xuất khẩu của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ được cải thiện, thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, bất chấp chi tiêu tiêu dùng chậm lại, theo một cuộc khảo sát. USD/CNY đang giao dịch gần mức đỉnh kể từ tháng 11.

Tại phiên Mỹ, Nvidia đã tăng khoảng 7% sau khi lao dốc trong phiên trước đó. Vào cuối phiên, FedEx đã tăng khoảng 15% nhờ dự báo thị trường bullish. Mặt khác, Rivian Automotive đã tăng vọt khi Volkswagen AG dự kiến đầu tư 5 tỷ USD để thành lập công ty liên doanh với nhà sản xuất xe điện.

Theo Societe Generale SA, nhà đầu tư có thể tiếp tục tham gia vào thị trường chứng khoán Mỹ bất cứ khi nào có dấu hiệu điều chỉnh do Fed tiến gần hơn đến việc giảm lãi suất, đồng thời Societe Generale SA dự đoán chu kỳ nới lỏng chính sách sẽ bắt đầu vào đầu năm sau.

Theo UBS, đợt bán tháo gần đây của Nvidia không phản ánh triển vọng xấu đi đối với lĩnh vực công nghệ hay thị trường nói chung, vì các tín hiệu về lực cầu khác đều tích cực.

Solita Marcelli, giám đốc đầu tư tại UBS Global Wealth Management, viết: “Không nên nhầm lẫn sự điều chỉnh của Nvidia như một tín hiệu cảnh báo về triển vọng đầu tư cho AI hoặc triển vọng chung của thị trường chứng khoán” .

Diễn biến cổ phiếu Nvidia và đường MA 50 ngày

Mặt khác, giá dầu tiếp tục giảm sau báo cáo ngành cho thấy tồn kho dầu thô của Mỹ tăng nhẹ.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

21 tỷ USD đổ vào ETF vàng trong quý đầu tiên của năm - Hội đồng Vàng Thế giới ghi nhận dòng tiền khổng lồ đang đầu tư vào vàng trên diện rộng

21 tỷ USD đổ vào ETF vàng trong quý đầu tiên của năm - Hội đồng Vàng Thế giới ghi nhận dòng tiền khổng lồ đang đầu tư vào vàng trên diện rộng

Theo nghiên cứu mới nhất từ Hội đồng Vàng Thế giới, những lo ngại ngày càng tăng rằng nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ chứng kiến tăng trưởng chậm hơn và lạm phát cao hơn đã thúc đẩy các nhà đầu tư ồ ạt đổ tiền vào vàng thay vì đứng ngoài quan sát
Thị trường dầu mỏ chao đảo giữa căng thẳng thương mại toàn cầu và lo ngại suy thoái
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thị trường dầu mỏ chao đảo giữa căng thẳng thương mại toàn cầu và lo ngại suy thoái

Giá dầu tăng nhẹ nhưng vẫn đang trên đà giảm tuần thứ hai liên tiếp khi bất ổn lan rộng trên thị trường toàn cầu bởi chính sách thương mại quyết liệt của Tổng thống Mỹ Donald Trump làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế và thúc đẩy nhà đầu tư tìm kiếm kênh trú ẩn an toàn.
Liệu cuộc chiến thuế quan của Trump đang vô tình trở thành đòn bẩy cho bước tiến công nghệ của Trung Quốc?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Liệu cuộc chiến thuế quan của Trump đang vô tình trở thành đòn bẩy cho bước tiến công nghệ của Trung Quốc?

Những đột phá công nghệ vĩ đại hiếm khi ra đời trong môi trường thuận lợi. Chúng thường được hình thành từ những cuộc xung đột, cạnh tranh gay gắt và nhu cầu tất yếu. Nhìn lại lịch sử từ sự phát triển của năng lượng hạt nhân, cuộc đua chinh phục vũ trụ, cho đến cuộc đối đầu trí tuệ nhân tạo hiện nay giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, ta thấy rằng nhịp độ đổi mới luôn tăng tốc mạnh mẽ khi tính cấp bách đạt đến đỉnh điểm.
Khủng hoảng thuế quan thời Trump: Ngòi nổ chưa tắt, rủi ro vẫn âm ỉ
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Khủng hoảng thuế quan thời Trump: Ngòi nổ chưa tắt, rủi ro vẫn âm ỉ

Thị trường tài chính Mỹ đã có một nhịp bật mạnh khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố tạm hoãn triển khai mức thuế quan đối ứng đối với phần lớn các đối tác thương mại – chỉ số S&P 500 tăng tới 9.5%. Tuy nhiên, niềm hân hoan đó không kéo dài lâu: ngay ngày hôm sau, S&P đã điều chỉnh giảm 3.5%, và có lẽ sẽ còn giảm thêm nữa.
Brexit: Hào quang thoáng qua trong cơn giông
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Brexit: Hào quang thoáng qua trong cơn giông

Những lợi ích thương mại ngắn hạn mà Brexiters tung hô chỉ là ảo ảnh trong bối cảnh thiệt hại kinh tế ngày càng rõ rệt. Chính sách thương mại của Trump đang đẩy Anh quay lại gần EU, dù nước này vẫn chưa thoát khỏi những hệ lụy lâu dài do rời khối.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ