Chênh lệch lợi suất gây áp lực lên đồng rupiah Indonesia

Chênh lệch lợi suất gây áp lực lên đồng rupiah Indonesia

Trần Minh Đức

Trần Minh Đức

Junior Analyst

08:31 02/10/2023

Đồng rupiah của Indonesia (IDR) chạm đáy hơn một năm trong quý vừa rồi và các nhà phân tích nhận thấy đồng tiền này có thể suy yếu hơn nữa.

Theo Malayan Banking Berhad, USDIDR đã phá vỡ mức 15,400 vào tuần trước và có thể kiểm tra vùng kháng cự 15,638. Giá dầu thô cao hơn có nguy cơ làm xấu đi tình hình tài chính của quốc gia nhập khẩu này, cùng với lợi suất trái phiếu Mỹ cao hơn và đồng USD mạnh hơn gây áp lực nặng nề lên đồng tiền.

Đồng rupiah là một trong những đồng tiền yếu nhất tại các thị trường mới nổi châu Á trong quý trước ngay cả khi ngân hàng trung ương bán trái phiếu mới để thu hút dòng vốn nước ngoài. Chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu kỳ hạn 10 năm giữ Indonesia và Mỹ đang ở gần mức thấp nhất trong năm nay, đe dọa dòng vốn rút khỏi trái phiếu địa phương.

Nicholas Chia, chiến lược gia vĩ mô tại Ngân hàng Standard Chartered Singapore, cho biết: “Là một nước nhập khẩu dầu thô, giá dầu cao hơn khiến cán cân vãng lai của nước này xấu đi. Chênh lệch lợi suất thu hẹp có thể thúc đẩy dòng vốn chảy ra ngoài nhiều hơn, đặc biệt là khi ngân hàng trung ương Indonesia sẽ giữ nguyên lãi suất tới hết năm năm trong khi vẫn Fed vẫn có thể tăng thêm lãi suất một lần nữa."


Mức chênh lệch đã giảm do ngày càng có nhiều kỳ vọng rằng Fed có thể giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn. Chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của 2 quốc gia đã thu hẹp xuống 2.30% so với mức cao nhất của năm nay là khoảng 3.40% trong tháng 3. Điều này đã làm giảm sức hấp dẫn của trái phiếu Indonesia và thúc đẩy 778 triệu USD vốn ra trong quý trước.

Đồng rupiah giảm 3% trong quý III, mức giảm sâu nhất kể từ tháng 6/2022. Ngân hàng trung ương Indonesia thậm chí còn phát hành thêm trái phiếu mới, được gọi là SRBI, nhưng vẫn chưa thực sự hiệu quả trong việc hạn chế đồng tiền mất giá.

Mặc dù ngân hàng trung ương đã huy động được 24.5 nghìn tỷ rupiah (1.6 tỷ USD) trong đợt bán trái phiếu mới bằng đồng rupiah trong những tuần gần đây, đồng tiền này vẫn giảm 1.5% trong tháng 9.

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc chỉ đồng tiền này sẽ liên tục yếu đi. Chiến lược gia FX Alan Lau của Maybank kỳ vọng lợi suất trái phiếu Mỹ và đồng USD sẽ giảm vào tháng 12, giảm bớt áp lực cho đồng rupiah. Tỷ giá USDIDR đã giảm 0.4% xuống 15.455 vào thứ Sáu.

Các nhà đầu tư sẽ chờ đợi dữ liệu lạm phát vào thứ Hai để có những tín hiệu về lộ trình chính sách tiền tệ. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu Mỹ tăng vọt đang khiến thị trường lo sợ và có nguy cơ gây áp lực lên tài sản các thị trường mới nổi.

Nicholas Mapa, chuyên gia kinh tế tại ING Groep NV, cho biết: “Đồng rupiah có thể sẽ bị mất giá, giống như hầu hết các đồng tiền châu Á khác. Ở giai đoạn này, phần lớn vẫn phụ thuộc vào định hướng của Fed vì điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý thị trường. Do đó, quan điểm của chúng tôi sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chính sách của Fed nhưng cho đến khi mọi thứ thay đổi, hầu hết thị trường FX châu Á sẽ chịu áp lực.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bessent, Kato xác nhận quan điểm hiện tại về FX, tránh nói về các mức tỷ giá
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Bessent, Kato xác nhận quan điểm hiện tại về FX, tránh nói về các mức tỷ giá

Các lãnh đạo tài chính của Mỹ và Nhật Bản đã xác nhận các quan điểm hiện có về tiền tệ và không thảo luận về các mức tỷ giá hối đoái trong cuộc họp tại Canada, khiến đồng yen giảm giá nhẹ trong thời gian ngắn khi thị trường giảm bớt kỳ vọng về một lập trường quyết liệt hơn.
USD: Hy vọng một vài tin tức tích cực từ Canada – ING
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

USD: Hy vọng một vài tin tức tích cực từ Canada – ING

Những giai đoạn ít tin tức thường là thước đo hữu ích về thiên hướng cơ bản của thị trường ngoại hối. Tính đến thời điểm này trong tuần, xu hướng gia tăng vị thế bán khống USD đã rất rõ ràng, mặc dù đồng bạc xanh vẫn bị định giá thấp đáng kể so với hầu hết các tiền tệ G10 khi xét theo các động lực ngắn hạn như lãi suất và chênh lệch cổ phiếu.
HKD giảm sâu do hoạt động carry trade làm chao đảo thị trường
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

HKD giảm sâu do hoạt động carry trade làm chao đảo thị trường

Đồng đô la Hồng Kông đang ngày càng tiến gần đến giới hạn thấp nhất trong biên độ giao dịch khi lãi suất địa phương giảm sâu, thúc đẩy các nhà đầu tư đua nhau vay đồng tiền này để thực hiện carry-trade. Với sự chênh lệch kỷ lục giữa lãi suất Hồng Kông và Mỹ, thị trường đang chứng kiến một làn sóng biến động mạnh, khiến đồng đô la Hồng Kông có nguy cơ giảm giá sâu hơn trong thời gian tới.
Các đồng tiền châu Á tăng giá khi USD giảm do lo ngại về dự luật thuế của Trump và cuộc họp G7
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Các đồng tiền châu Á tăng giá khi USD giảm do lo ngại về dự luật thuế của Trump và cuộc họp G7

Hầu hết các đồng tiền châu Á đã tăng giá vào thứ Tư khi USD suy yếu do sự bất ổn về dự luật cắt giảm thuế của Tổng thống Donald Trump và sự thận trọng của nhà đầu tư trong bối cảnh cuộc họp của các bộ trưởng tài chính G7 đang diễn ra, vốn thường tập trung vào các vấn đề ngoại hối. Các nhà đầu tư đánh giá dữ liệu cán cân thương mại yếu kém của Nhật Bản, phản ánh tác động của thuế quan Mỹ. Thị trường cũng tiếp nhận các dấu hiệu cho thấy tâm lý đang xấu đi xung quanh thương mại Mỹ-Trung.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ