Chiến lược can thiệp vào đồng Yên của Nhật Bản phải đối mặt với thách thức lớn từ dữ liệu của Hoa Kỳ

Chiến lược can thiệp vào đồng Yên của Nhật Bản phải đối mặt với thách thức lớn từ dữ liệu của Hoa Kỳ

Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

08:35 05/04/2024

JPY một lần nữa bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế Mỹ, với những nỗ lực của Tokyo nhằm cứu vãn JPY trước kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).

Số liệu việc làm hôm thứ Sáu của Mỹ là tiếp tục là thách thức đối với các quan chức Nhật Bản, khiến họ tăng cường cảnh báo về việc sẵn sàng can thiệp vào thị trường. Nếu dữ liệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đang vượt qua tác động của lãi suất cao, USDJPY có nguy cơ chạm ngưỡng 152, được cho là giới hạn với Nhật Bản.

Kèm theo đó là chỉ số lạm phát của Mỹ vào tuần tới được công bố vào thứ Tư, ngày Thủ tướng Fumio Kishida gặp Tổng thống Joe Biden ở Washington. Mặc dù thời điểm này sẽ khiến Nhật Bản khó can thiệp, do mục đích thể hiện sự đoàn kết hữu nghị với Biden, nhưng khả năng JPY vẫn sẽ tiếp tục mất giá nếu vượt mức 152 và chính quyền không thể thực hiện cảnh báo trước đó bằng hành động thực tế.

Bất chấp nhu cầu tài sản trú ẩn tăng vào thứ Năm, JPY vẫn tiếp tục giao dịch quanh mức yếu nhất trong gần 34 năm. Lần tăng lãi suất đầu tiên của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) kể từ năm 2007 đã không thay đổi nhiều động lực thị trường hiện nay, do bị phụ thuộc vào Fed.

Kỳ vọng vào đợt cắt giảm lãi suất trước cuộc họp tháng 6 đã giảm xuống dưới 50% vào đầu tuần này, sau khi dữ liệu sản xuất của Hoa Kỳ tăng trưởng hơn dự kiến, dẫn đến một loạt cảnh báo can thiệp khác từ Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki.

USDJPY vượt ngưỡng khiến Nhật phải can thiệp vào năm 2022

Đây là một xu hướng xảy ra ngày càng thường xuyên. Dữ liệu của Mỹ hoặc bình luận của các quan chức Fed đã kéo JPY suy yếu. Câu hỏi đặt ra là Nhật có thể chịu đựng được tình trạng bấp bênh này trong bao lâu nữa. Nhiều nhà kinh tế cảnh báo nguy cơ BoJ có thể phải tiến hành một đợt tăng lãi suất khác sớm hơn dự kiến.

Daisuke Karakama, chuyên gia kinh tế thị trường tại Ngân hàng Mizuho, cho biết: “Một trận chiến kéo dài có lẽ không thể tránh được. Điều này sẽ khiến thị trường đặt câu hỏi rằng liệu BoJ có sớm tăng lãi suất trở lại hay không."

Nhật Bản đã cho thấy vào năm 2022 rằng họ không ngại can thiệp vào thị trường để hỗ trợ JPY, với khoản chi 60 tỷ USD đã ngăn USDJPY vượt mốc 152. Các quan chức tiền tệ biện minh việc can thiệp thị trường là phản ứng với động thái quá mức, chứ không phải biện pháp phòng vệ ở mức độ nào. Đó là lời giải thích chấp nhận được đối với các hiệp định quốc tế về việc cho phép thị trường xác định mức độ can thiệp.

JPY suy yếu đã giúp các nhà xuất khẩu lớn nhất của Nhật Bản và các công ty tập trung phát triển toàn cầu của nước này thu được lợi nhuận kỷ lục, đồng thời khiến Nhật trở thành điểm đến lý tưởng cho khách du lịch nước ngoài. Nhưng điều này cũng siết chặt tài chính của các nhà nhập khẩu, các doanh nghiệp và hộ gia đình nội địa vì đẩy cao chi phí đầu vào và giá năng lượng, đồng thời thúc đẩy lạm phát mạnh nhất trong nhiều thập kỷ.

Với JPY chỉ còn khoảng một nửa giá trị so với 12 năm trước, và GDP bình quân đầu người bằng đô la đang ở mức thấp nhất trong hơn hai thập kỷ, và các nhà hoạch định chính sách mong rằng JPY không suy yếu nữa.

Động thái tăng lãi suất của BoJ được kỳ vọng sẽ giảm bớt một số áp lực lên JPY, nhưng việc Thống đốc BoJ Kazuo Ueda nhấn mạnh vào các điều kiện tài chính nởi lỏng tiếp tục khiến các nhà đầu tư tin rằng việc tăng lãi suất sẽ sắp xảy ra.

Các nhà phân tích chỉ ra sự khác biệt về tỷ lệ chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và Nhật Bản. BOJ đặt ngưỡng trần ở mức 0.1%, nhưng thấp hơn nhiều so với mức 5.5% mà Fed duy trì.

Trước cuộc họp chính sách tiếp theo của BoJ diễn ra trong vài tuần nữa, Masato Kanda, quan chức tiền tệ hàng đầu của Nhật Bản, sẽ là người đi đầu trong việc ngăn chặn các hoạt động đầu cơ. Kanda đã tạo ra các biện pháp can thiệp tiền tệ vào năm 2022 và thuật ngữ “Mức trần Kanda” đang phổ biến trên mạng xã hội Nhật Bản - ám chỉ mức 152.

“Tôi thực sự cảm thấy sự mất giá mạnh gần đây của đồng Yên là bất thường, khi dựa trên các yếu tố cơ bản như xu hướng và triển vọng lạm phát, cũng như định hướng chính sách tiền tệlợi suất ở Nhật Bản và Mỹ. Nhiều người cho rằng JPY đang đi ngược lại so với hướng đúng của đồng tiền này”.

Nhật Bản có đủ khả năng để can thiệp vào thị trường với dự trữ ngoại hối ở mức 1.15 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 2. Theo ước tính của Goldman Sachs Group, khoảng 175 tỷ USD trong số đó nằm trong các quỹ USD mà chính quyền có thể sử dụng mà không cần bán chứng khoán dài hạn. Tuy nhiên, việc đảm bảo nguồn lực để mua JPY không dễ dàng như với lượng dự trữ.

Cấp trên trước đây của ông Kanda tại Bộ tài chính, Tatsuo Yamasaki, cho biết rằng Nhật Bản sẵn sàng can thiệp ngay khi JPY vượt quá ngưỡng hiện tại. Yamasaki đã cảnh báo nguy cơ can thiệp hai ngày trước động thái đầu tiên của Nhật Bản vào năm 2022.

Trong một cuộc khảo sát của Bloomberg sau sự thay đổi chính sách của BoJ, khoảng 54% người cho rằng có nguy cơ tăng lãi suất bởi sự suy yếu của JPY. Tuy nhiên, đây không phải một quyết định dễ dàng vì nền kinh tế Nhật Bản không có nền móng vững chắc. Nhiều nhà kinh tế dự đoán nền kinh tế thu hẹp trong ba tháng đầu năm 2024.

Karakama cho biết: “Nền kinh tế Nhật Bản chưa sẵn sàng cho những đợt tăng lãi suất liên tiếp. Nhưng với tình trạng này của JPY, không thể loại trừ hoàn toàn khả năng tăng lãi suất sớm”.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thuế đối ứng của Mỹ với cả thế giới chính thức có hiệu lực
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Thuế đối ứng của Mỹ với cả thế giới chính thức có hiệu lực

Các mức thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với hàng chục quốc gia đã chính thức có hiệu lực vào thứ Tư, bao gồm mức thuế khổng lồ 104% với hàng hóa Trung Quốc, khiến cuộc chiến thương mại toàn cầu ngày càng leo thang và kéo theo làn sóng bán tháo lan rộng trên các thị trường tài chính.
Đồng Nhân dân tệ tiếp tục giảm giá phiên thứ năm liên tiếp khi Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá tham chiếu trong cuộc chiến thương mại
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Đồng Nhân dân tệ tiếp tục giảm giá phiên thứ năm liên tiếp khi Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá tham chiếu trong cuộc chiến thương mại

Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa tiếp tục biểu lộ sự chấp nhận đối với đà giảm giá của đồng Nhân dân tệ, nhất là sau khi đồng tiền này lập kỷ lục mức thấp mới trong thị trường giao dịch quốc tế, phản ứng trước làn sóng đe dọa tăng thuế ngày một gay gắt từ Tổng thống Donald Trump.
Thị trường chứng khoán châu Á lao dốc khi thời hạn áp thuế của Tổng thống Trump cận kề
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thị trường chứng khoán châu Á lao dốc khi thời hạn áp thuế của Tổng thống Trump cận kề

Thị trường chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ ngay từ đầu phiên giao dịch ngày hôm nay sau khi Nhà Trắng quyết định áp đặt loạt thuế quan toàn diện lên các đối tác thương mại, đặc biệt là mức thuế khổng lồ 104% đối với hàng hóa Trung Quốc, làm suy giảm khẩu vị rủi ro của các nhà đầu tư. Đồng thời, lợi suất TPCP Mỹ tiếp tục đà tăng.
Goldman cảnh báo thị trường sẽ tiếp tục giảm, BlackRock hạ xếp hạng cổ phiếu Mỹ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Goldman cảnh báo thị trường sẽ tiếp tục giảm, BlackRock hạ xếp hạng cổ phiếu Mỹ

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang dưới thời Tổng thống Donald Trump, các ông lớn Phố Wall như Goldman Sachs và BlackRock đồng loạt phát đi tín hiệu cảnh báo về triển vọng ảm đạm của thị trường chứng khoán. Goldman nâng xác suất suy thoái kinh tế Mỹ lên 45% và lo ngại thị trường đang bước vào giai đoạn giảm điểm kéo dài theo chu kỳ, trong khi BlackRock hạ xếp hạng cổ phiếu Mỹ và chuyển hướng sang tài sản trú ẩn. Những dấu hiệu căng thẳng trên thị trường tài chính toàn cầu đang ngày một rõ nét.
Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý tình trạng dư thừa công suất
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý tình trạng dư thừa công suất

Xuất khẩu của Trung Quốc sẽ bị bóp nghẹt bởi các mức thuế quan của Donald Trump, bất kể Tổng thống Mỹ có áp thêm mức thuế 50% như ông đe dọa hôm thứ Hai hay không. Vấn đề đối với Bắc Kinh là người tiêu dùng trong nước sẽ cần được chính phủ hỗ trợ nhiều hơn nữa để hấp thụ phần công suất dư thừa đó.
Châu Âu chuẩn bị huy động 7 tỷ euro trái phiếu giữa cơn bão thuế quan
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Châu Âu chuẩn bị huy động 7 tỷ euro trái phiếu giữa cơn bão thuế quan

Liên minh châu Âu (EU) đang tìm cách huy động 7 tỷ euro (tương đương 7.7 tỷ USD) trên thị trường trái phiếu sơ cấp vào thứ Ba, thông qua việc mở lại hai mã trái phiếu hiện có, trong bối cảnh các nhà đầu tư đang xử lý những xáo trộn do các biện pháp thuế quan mới của Mỹ gây ra.
Các nhà đầu tư Trung Quốc đẩy mạnh kỳ vọng về đợt nới lỏng chính sách tiền tệ quốc gia trước áp lực từ làn sóng thuế quan mới
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Các nhà đầu tư Trung Quốc đẩy mạnh kỳ vọng về đợt nới lỏng chính sách tiền tệ quốc gia trước áp lực từ làn sóng thuế quan mới

Các nhà giao dịch đang nhanh chóng điều chỉnh dự báo về việc Trung Quốc sẽ đẩy mạnh nới lỏng chính sách khi căng thẳng thương mại với Hoa Kỳ gia tăng. Chỉ số đo lường kỳ vọng của thị trường đã ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong 5 năm qua và đang tiến gần đến mức thấp nhất kể từ năm 2008.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ