Chứng khoán Mỹ gặp nhiều khó khăn trước thềm báo cáo NFP!

Chứng khoán Mỹ gặp nhiều khó khăn trước thềm báo cáo NFP!

Võ Trí Mạnh

Võ Trí Mạnh

Junior Analyst

21:02 01/09/2022

Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ suy yếu sau bài phát biểu của Chủ tịch Powell tại Jackson Hole vào thứ Sáu tuần trước. Đà tăng trên thị trường chứng khoán Mỹ từ đáy trong tháng 6 được thúc đẩy bởi đồn đoán rằng Fed có thể sẽ thay đổi định hướng chính sách. Tuy nhiên, bình luận của ông Powell cho thấy ưu tiên của Fed vẫn là giải quyết lạm phát.

Chứng khoán Mỹ “khó đoán” trước thềm công bố NFP!
Chứng khoán Mỹ “khó đoán” trước thềm công bố NFP!

Thị trường chứng khoán đã giảm mạnh sau bài phát biểu của ông Jerome Powell tại Jackson Hole. Trước một số lời bàn tán rằng Fed sẽ thay đổi lập trường trong cuộc họp thứ Sáu tuần trước, người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ đã nhấn mạnh trọng tâm vẫn sẽ là giải quyết lạm phát.

Lạm phát có thể tạo ra nhiều vấn đề trên toàn cầu và hiện chúng ta đang ở mức đỉnh. Ví dụ gần đây nhất về vấn đề này là vào cuối những năm 70, kỷ nguyên của lạm phát đình trệ. Fed tiếp tục tăng lãi suất nhưng lạm phát không hề chững lại, do Chủ tịch FOMC vào thời điểm đó, Arthur Burns, lo lắng rằng việc tăng lãi suất quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng. Điều này khiến nền kinh tế trở nên tồi tệ hơn. Cho đến khi Paul Volcker, dũng sĩ diệt lạm phát đầu tiên của Fed, cho rằng giảm lượng tiền dự trữ quá mức và và tăng lãi suất là giải pháp tốt nhất để kìm hãm áp lực gái.

Nhưng để làm được điều này, ông Volcker đã phải tăng lãi suất cao hơn cả lạm phát. Năm 1980, chỉ số CPI ở mức 13.5%. Nhưng lãi suất đã chạm mốc 20%! Trong vòng hai năm, lạm phát đã giảm xuống và đến năm 1983, CPI đã trở lại dưới 3%.

Vấn đề hiện tại là tỷ lệ nợ trên GDP của Hoa Kỳ đang ở mức 137.5% trong khi thời điểm ông Volcker chỉ dưới 40%. Vì vậy, ngày nay Hoa Kỳ gánh nhiều nợ hơn và việc thanh toán nợ với số lượng nợ khổng lồ như vậy khiến cho phương pháp của ông Volcker kém khả thi hơn so với thời điểm đó.

Fed thực sự muốn giảm lạm phát vì hậu quả có thể rất khủng khiếp và rất khó để giải quyết. Và điều này có thể tiếp tục gây áp lực đối với thị trường chứng khoán khi Fed vẫn không chắc chắn về việc cần tăng thêm bao nhiêu để thực sự đưa lạm phát về mục tiêu.

Với báo cáo NFP ngày mai, tình hình đang rất cân não. Dù cao hơn hay thấp hơn kỳ vọng, biến động sẽ rất mạnh, khi tâm lý thị trường đang cực kỳ khó đoán. Liệu tâm lý ổn định hơn có dẫn tới short covering hàng loạt trong ngắn hạn? Nhưng dù báo cáo có ra sao, câu hỏi chính vẫn là phe gấu sẽ quyết liệt đến đâu và có sử dụng các đợt điều chỉnh tăng để gia tăng short hay không.

ĐỒ THỊ D1 S&P 500

Chỉ số S&P 500 giảm gần 10% so với mức đỉnh được thiết lập vào giữa tháng 8, sau khi chạm đường MA 200 ngày. Tuy nhiên, vẫn còn dư địa để kiểm tra mức đáy tháng 6 và hỗ trợ ở mức 3,915 (Fibonacci thoái lui 23.6%). Việc phá vỡ dưới mức này sẽ mở ra cánh cửa cho đà giảm sâu hơn.

ĐỒ THỊ D1 NASDAQ 100

Cho đến nay, Nasdaq đã giảm mạnh và kháng cự gần nhất nằm tại 12,262. Nếu chỉ số có thể vượt trên mức này, thì kháng cự tiếp theo sẽ nằm tại 12,474, theo sau là mức đỉnh của tuần này là 12,652.

Hỗ trợ sẽ nằm tại 12,074, sau đó là mốc 12,000. Nếu chỉ số Nasdaq 100 xuống dưới mốc này, 11,860 là hỗ trợ tiếp theo, sau đó là 11,698.

ĐỒ THỊ D1 DOW JONES

Sự phục hồi của chỉ số Dow Jones diễn ra theo mô hình nêm tăng và giá đã break qua hỗ trợ, xác nhận mô hình sau bài phát biểu của Chủ tịch Powell.

Tuy nhiên, Hội nghị Jackson Hole đã tạo ra mô hình nến nhấn chìm giảm. Tại thời điểm này, chỉ số Dow đang kiểm tra hỗ trợ Fibonacci 61.8% quanh mức 31,337. Phá qua vùng đó sẽ mở ra cánh cửa xuống mức thoái lui Fibonacci 78.6% tại 30,726, theo sau là mức tâm lý 30,000. Ngược lại, Fib 50% sẽ là kháng cự gần nhất. trước khi đến với mốc tâm lý quanh 32,400.

Daily FX

Broker listing

Cùng chuyên mục

AUD/USD đối mặt nguy cơ sụt giảm sâu khi lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu gia tăng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

AUD/USD đối mặt nguy cơ sụt giảm sâu khi lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu gia tăng

AUD/USD đang đứng trước triển vọng suy yếu giữa làn sóng lo ngại ngày càng tăng về suy thoái kinh tế toàn cầu. AUD chịu sức ép đáng kể sau quyết định của Tổng thống Trump về việc duy trì mức thuế suất 25% đối với xuất khẩu nhôm và thép của Úc. USD tăng giá khi nhà đầu tư tiếp nhận dữ liệu Chỉ số PPI thấp hơn dự báo được công bố vào thứ Năm.
NZD/USD đang ở giai đoạn tích lũy, hướng tới kiểm định đường EMA 9 ngày quanh 0.5700
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

NZD/USD đang ở giai đoạn tích lũy, hướng tới kiểm định đường EMA 9 ngày quanh 0.5700

NZD/USD có khả năng kiểm tra đường biên trên của kênh giá hình chữ nhật tại 0.5780, sau đó có thể tiếp cận đỉnh trong ba tháng qua tại 0.5794. Mô hình hình chữ nhật này đang cho tín hiệu giảm, gợi ý rằng sau giai đoạn đi ngang tích lũy, tỷ giá có thể sẽ sụt giảm sâu hơn. Cặp tiền này đang được hỗ trợ bởi đường EMA 9 ngày ở mức 0.5705, gần với EMA 50 ngày quanh 0.5699.
GBP/USD "giậm chân tại chỗ" quanh 1.2950 dưới áp lực thuế quan từ Nhà Trắng
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

GBP/USD "giậm chân tại chỗ" quanh 1.2950 dưới áp lực thuế quan từ Nhà Trắng

GBP/USD đi ngang quanh mức 1.2950 trong bối cảnh nhà đầu tư đang cân nhắc tác động từ chính sách thuế quan mới của Tổng thống Trump. Trong khi đó, báo cáo cho CPI tại Mỹ giảm mạnh hơn dự báo trong tháng 2, và thị trường đang chờ đợi số liệu PPI sắp công bố. Ngân hàng Trung ương Anh nhiều khả năng sẽ duy trì lãi suất hiện tại trong cuộc họp tuần sau.
USD/CAD phục hồi lên vùng 1.4400: Tín hiệu tăng vẫn chưa rõ ràng
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

USD/CAD phục hồi lên vùng 1.4400: Tín hiệu tăng vẫn chưa rõ ràng

USD/CAD lấy lại đà tăng và nhận được hỗ trợ từ sự kết hợp của nhiều yếu tố. Kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Fed tiếp tục làm suy yếu USD và hạn chế đà tăng của cặp tiền tệ này. Chỉ báo kỹ thuật đưa tín hiệu trái chiều đòi hỏi các nhà đầu tư cần thận trọng trước khi đặt các vị thế mua mới.
USD/CHF giằng co tại 0.8800 - Đâu là hướng đi tiếp theo?
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

USD/CHF giằng co tại 0.8800 - Đâu là hướng đi tiếp theo?

USD/CHF ổn định ở mức 0.8810 trong hai ngày liên tiếp, bám sát đường SMA 200 ngày quan trọng sau khi phục hồi từ mức thấp nhất năm. Xu hướng giảm kỹ thuật vẫn tiếp diễn; các đỉnh VÀ đáy thấp hơn gần đây cho thấy phe bán vẫn đang chiếm ưu thế nhưng đà giảm đã chậm lại.
Giá vàng trước "giờ G" - Báo cáo CPI Mỹ sẽ quyết định xu hướng lãi suất trong tháng tới
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

Giá vàng trước "giờ G" - Báo cáo CPI Mỹ sẽ quyết định xu hướng lãi suất trong tháng tới

Giá vàng ổn định sau khi Châu Âu và Trung Quốc tuyên bố sẽ đáp trả các biện pháp thuế quan của Mỹ vào sáng thứ Tư. Nga đang cân nhắc đề xuất ngừng bắn tại Ukraine được Mỹ dàn xếp trong những ngày sắp tới. Giới đầu tư hiện đang chờ đợi báo cáo lạm phát của Mỹ dự kiến công bố vào thứ Tư.
EUR/USD duy trì đà tăng giữa bối cảnh lo ngại suy thoái kinh tế Mỹ, dữ liệu CPI sắp tới là yếu tố quyết định
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

EUR/USD duy trì đà tăng giữa bối cảnh lo ngại suy thoái kinh tế Mỹ, dữ liệu CPI sắp tới là yếu tố quyết định

EUR/USD phục hồi lên gần mức 1.0900 khi rủi ro suy thoái kinh tế Mỹ khiến USD suy yếu. Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Lutnick cho rằng các chính sách của Tổng thống Trump có giá trị mặc dù chúng có thể dẫn đến suy thoái. Đồng EUR được hỗ trợ nhờ hy vọng về lệnh ngừng bắn ở Ukraine trong 30 ngày và kế hoạch tái cơ cấu nợ của Đức.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ