Cuộc chiến giữa "Hiệu ứng Trump" và chính sách Fed: Tương lai nào cho đồng USD?

Cuộc chiến giữa "Hiệu ứng Trump" và chính sách Fed: Tương lai nào cho đồng USD?

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

07:27 16/07/2024

Mặc dù khả năng Cựu Tổng thống Donald Trump tái đắc cử được coi là tín hiệu tích cực cho đồng USD, tuy nhiên chỉ số DXY đã giảm xuống mức thấp nhất trong 1 tháng vào thứ Hai do ảnh hưởng từ việc Fed gần đây đưa ra các tín hiệu nền kinh tế Mỹ sẽ "hạ cánh mềm" và lạm phát có dấu hiệu chững lại.

Tác động của các chính sách Trump đối với đồng USD chủ yếu dựa trên kinh nghiệm từ nhiệm kỳ tổng thống trước đó của ông. Khi làm tổng thống, ông đã áp thuế nhập khẩu và cắt giảm thuế doanh nghiệp. Cả hai yếu tố này lại một lần nữa xuất hiện trong chương trình nghị sự kinh tế của ông. Thuế quan có khả năng giảm nhập khẩu để kiềm chế thâm hụt thương mại. Giảm thuế khuyến khích dòng vốn chảy vào.

Biểu đồ DXY theo ngày

Tuy nhiên, cả hai yếu tố này chỉ bắt đầu ảnh hưởng đến đồng USD sau khi các chính sách này được thực thi. Ngoài ra, các nhà lập pháp đã chặn hiệu quả những thay đổi này trong những tháng đầu, khiến việc đặt cược sớm vào xu hướng cơ bản trở nên phản tác dụng.

Trong số các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến giá đồng USD, đồn đoán xung quanh kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Fed hiện có ảnh hưởng nhiều hơn. Vào cuối tuần trước, thị trường đã tính đến kịch bản 3 lần cắt giảm liên tiếp trong năm nay, bắt đầu từ tháng 9, là kịch bản có khả năng xảy ra cao nhất. Đây là một bước ngoặt thúc đẩy đà giảm giá đối với đồng USD, vì chỉ vài tháng trước, một trong những kịch bản chính mà thị trường dự đoán đó là Fed sẽ không cắt giảm lãi suất cho đến cuối năm 2024.

Theo quan điểm của chúng tôi, các yếu tố kỹ thuật cũng đóng vai trò quan trọng như bất kỳ yếu tố nào khác trong việc xác định đà tăng giảm của đồng USD. Tháng 7 này, chỉ số DXY đã giảm mạnh, thoát khỏi xu hướng đi lên hình thành từ mức thấp của cuối năm ngoái. Các đợt giảm giá mạnh này xảy ra do những thông tin quan trọng như: dữ liệu việc làm phi nông nghiệp (NFP) đã đẩy chỉ số DXY xuyên thủng vùng hỗ trợ; bài phát biểu của Chủ tịch Fed Powell đã khiến chỉ số này giảm xuống dưới đường MA50; và phản ứng trước dữ liệu lạm phát CPI đã khiến chỉ số DXY lao dốc xuống dưới đường MA200.

Biểu đồ DXY theo tuần

Các trader có lập trường bearish nhất có thể đang kiên nhẫn đợi chỉ số DXY giảm xuống dưới mức 103.70 - đây là vùng hỗ trợ mà DXY đã từng chạm vào hồi đầu tháng 6 và tháng 4. Nếu xuyên thủng vùng này, DXY sẽ giảm về 100, gần với mức thấp nhất của năm ngoái. Thậm chí, nếu đà giảm tiếp tục mạnh hơn, chỉ số này có thể giảm xuống quanh vùng 90-92.50. Đây là vùng đáy của năm 2018 và 2021, đồng thời cũng là mức mở rộng Fibonacci 161.8% của đà giảm từ đỉnh tháng 9/2022 xuống vùng hỗ trợ của năm 2023.

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc giữa làn sóng lo ngại suy thoái kinh tế do căng thẳng thương mại leo thang
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc giữa làn sóng lo ngại suy thoái kinh tế do căng thẳng thương mại leo thang

Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán Trung Quốc và lợi suất TPCP sụt giảm xuống gần mức thấp kỷ lục khi giới đầu tư chuẩn bị đối mặt với hậu quả từ cuộc xung đột thương mại ngày càng trầm trọng giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Mức thuế cơ bản 10% đối với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ hôm nay

Mức thuế cơ bản 10% đối với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ hôm nay

Mức thuế cơ bản 10% của Tổng thống Donald Trump áp dụng đối với các đối tác thương mại của Mỹ trên toàn thế giới đã chính thức có hiệu lực vào thứ Bảy, khi ông tiếp tục triển khai chiến lược khuyến khích đầu tư trong nước bằng cách tạo động lực cho các công ty muốn tránh thuế nhập khẩu.
Châu Á lao đao trước chính sách thuế quan Mỹ: Ngân hàng Trung ương các nước tăng cường hạ lãi suất để cứu lấy nền kinh tế
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Châu Á lao đao trước chính sách thuế quan Mỹ: Ngân hàng Trung ương các nước tăng cường hạ lãi suất để cứu lấy nền kinh tế

Châu Á đang gánh chịu phần lớn tác động từ đợt áp thuế mới của Mỹ, điều này được dự báo sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế khu vực thông qua việc làm suy yếu hoạt động đầu tư kinh doanh và niềm tin thị trường – từ đó tạo áp lực buộc các ngân hàng trung ương phải đẩy mạnh cắt giảm lãi suất.
Đòn thuế quan của Trump làm rung chuyển thị trường: Chứng khoán lao dốc, lợi suất trái phiếu tăng mạnh
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Đòn thuế quan của Trump làm rung chuyển thị trường: Chứng khoán lao dốc, lợi suất trái phiếu tăng mạnh

Chiến dịch áp thuế mà Donald Trump coi là chìa khóa cho sự thịnh vượng dài hạn của nước Mỹ đã ngay lập tức khuấy đảo thị trường tài chính tối thứ Tư, đẩy chứng khoán lao dốc, sau chuỗi ngày tăng điểm nhờ hy vọng chính sách này sẽ 'mềm mỏng' hơn.
Ông Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng không chừa một quốc gia nào, khu vực Châu Á và Châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Ông Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng không chừa một quốc gia nào, khu vực Châu Á và Châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề

Tổng thống Donald Trump vừa 'tung đòn' phản bác vào hệ thống thương mại toàn cầu mà ông từ lâu cho là bất công—một loạt thuế quan đánh thẳng vào các đối tác thương mại của Mỹ trên khắp thế giới, đẩy châu Á và châu Âu vào thế khó hơn bao giờ hết.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ