Cựu chủ tịch Fed New York Bill Dudley: Cần cắt giảm lãi suất sớm, tránh nguy cơ suy thoái kinh tế

Cựu chủ tịch Fed New York Bill Dudley: Cần cắt giảm lãi suất sớm, tránh nguy cơ suy thoái kinh tế

Trần Phương Thảo

Trần Phương Thảo

Junior Analyst

07:33 25/07/2024

Từ lâu, nhà kinh tế Bill Dudley, cựu chủ tịch Fed New York đã ủng hộ quan điểm “giữ lãi suất ở mức cao trong thời gian dài hơn”, nhấn mạnh rằng Fed phải giữ lãi suất ngắn hạn ở mức hiện tại hoặc cao hơn để kiểm soát lạm phát. Tuy nhiên, tình hình đã khác và ông cũng thay đổi suy nghĩ. Bill Dudley khẳng định: "Fed nên cắt giảm, tốt nhất là tại cuộc họp hoạch định chính sách vào tuần tới. Việc chờ đợi đến tháng 9 một cách không cần thiết sẽ làm tăng nguy cơ suy thoái kinh tế"

Trong nhiều năm, sức mạnh bền bỉ của nền kinh tế Mỹ cho thấy Fed đã không hành động đủ để làm mọi thứ chậm lại. Sự hào phóng trong thời đại đại dịch của chính phủ đã khiến người dân và doanh nghiệp có rất nhiều tiền để chi tiêu. Các khoản đầu tư lớn của chính quyền Biden vào cơ sở hạ tầng, chất bán dẫn và quá trình chuyển đổi xanh đã thúc đẩy nhu cầu. Các điều kiện tài chính được nới lỏng - đặc biệt là thị trường chứng khoán đang tăng mạnh - đã làm tăng xu hướng tiêu dùng của các hộ gia đình giàu có hơn. Có vẻ như việc kiềm chế lạm phát sẽ đòi hỏi phải duy trì việc thắt chặt tiền tệ từ Fed.

Tuy nhiên, giờ đây, những nỗ lực hạ nhiệt nền kinh tế của Fed đang có hiệu quả rõ rệt. Đúng là các hộ gia đình giàu có vẫn đang tiêu dùng nhờ giá tài sản tăng và các khoản thế chấp được tái cấp vốn với lãi suất dài hạn thấp kỷ lục. Nhưng phần còn lại nhìn chung đã cạn kiệt các khoản tiết kiệm được từ sự trợ cấp mạnh tay của chính phủ trong thời kì đại dịch và họ đang cảm nhận được tác động của mức lãi suất cao đối với thẻ tín dụng và các khoản vay mua ô tô. Việc xây dựng nhà ở đã chững lại do chi phí vay tăng cao làm suy yếu tính kinh tế của việc xây dựng các khu chung cư mới. Động lực do các sáng kiến ​​đầu tư của Biden tạo ra dường như đang mờ dần.

Tăng trưởng chậm hơn đồng nghĩa với việc có ít việc làm hơn. Cuộc khảo sát việc làm hộ gia đình cho thấy chỉ có 19,000 việc làm được thêm vào trong 12 tháng qua. Tỷ lệ việc làm trống trên số lao động thất nghiệp ở mức 1.2, đã trở lại mức trước đại dịch.

Điều đáng lo ngại nhất là tỷ lệ thất nghiệp trung bình trong ba tháng tăng 0.43 bps so với mức thấp nhất trong 12 tháng trước đó - rất gần với ngưỡng 0.5 mà Quy tắc Sahm xác định luôn báo hiệu một cuộc suy thoái ở Mỹ.

Trong khi đó, áp lực lạm phát đã giảm bớt đáng kể sau đà tăng bất ngờ vào đầu năm nay. Chỉ số lạm phát yêu thích của Fed - PCE lõi - đã tăng 2.6% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 5, không vượt xa mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương. Dữ liệu tháng 6, được công bố vào thứ Sáu, có khả năng củng cố xu hướng này. Về mặt tiền lương, thu nhập trung bình mỗi giờ đã tăng 3.9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 6, thấp hơn mức đỉnh gần 6% vào tháng 3 năm 2022.

Vậy thì tại sao các quan chức Fed lại ám chỉ mạnh mẽ rằng sẽ không có đợt cắt giảm lãi suất nào trong cuộc họp tuần tới?

Nhà kinh tế Bill Dudley nhận thấy ba lý do. Đầu tiên, Fed không muốn bị lừa lần nữa. Cuối năm ngoái, lạm phát ở mức vừa phải hóa ra chỉ là tạm thời. Lần này, việc đạt được tiến bộ hơn nữa trong việc giảm lạm phát so với cùng kỳ năm trước sẽ gặp khó khăn do tỷ lệ lạm phát thấp trong nửa cuối năm ngoái. Vì vậy, các quan chức có thể do dự khi tuyên bố chiến thắng lạm phát.

Thứ hai, Chủ tịch Jerome Powell có thể đang chờ đợi để có được sự đồng thuận rộng rãi nhất có thể. Với việc các thị trường đã hoàn toàn mong đợi một đợt cắt giảm lãi suất vào tháng 9, ông có thể lập luận với các nhà hoạch định chính sách "dovish" rằng việc trì hoãn nới lỏng vào tháng 7 sẽ không gây ra nhiều hậu quả, đồng thời xây dựng thêm sự ủng hộ của các quan chức "hawkish" đối với động thái vào tháng 9.

Thứ ba, các quan chức Fed dường như không đặc biệt lo lắng trước nguy cơ tỷ lệ thất nghiệp có thể sớm vượt ngưỡng Quy tắc Sahm. Logic là sự tăng trưởng nhanh chóng của lực lượng lao động, chứ không phải là sự gia tăng tình trạng sa thải, đang làm tăng tỷ lệ thất nghiệp. Điều này không thuyết phục: Quy tắc Sahm đã dự đoán chính xác các cuộc suy thoái vào những năm 1970, khi lực lượng lao động cũng đang tăng trưởng nhanh chóng.

Trong lịch sử, thị trường lao động suy thoái tạo ra một vòng lặp. Khi việc làm khó tìm hơn, các hộ gia đình cắt giảm chi tiêu, nền kinh tế suy yếu và các doanh nghiệp giảm đầu tư, dẫn đến sa thải nhân viên và cắt giảm chi tiêu hơn nữa. Đây là lý do tại sao tỷ lệ thất nghiệp, sau khi vượt ngưỡng 0.5 của Quy tắc Sahm, luôn tăng rất mạnh.

Mặc dù có thể đã quá muộn để ngăn chặn suy thoái kinh tế bằng cách cắt giảm lãi suất, nhưng việc trì hoãn hiện nay sẽ làm tăng rủi ro một cách không cần thiết.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

BoJ thận trọng với lộ trình tăng lãi suất, chưa vội can thiệp thị trường trái phiếu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

BoJ thận trọng với lộ trình tăng lãi suất, chưa vội can thiệp thị trường trái phiếu

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản không thấy cần thiết phải điều chỉnh mạnh kế hoạch cắt giảm mua trái phiếu, trừ khi thị trường biến động nghiêm trọng. Thành viên Hội đồng Asahi Noguchi nhấn mạnh BoJ nên tiếp tục tăng lãi suất một cách thận trọng, do lạm phát hiện tại chủ yếu đến từ chi phí nhập khẩu chứ không phải tăng lương bền vững. Lạm phát dịch vụ vẫn chưa vượt 2%, khiến mục tiêu giá ổn định dài hạn vẫn còn xa.
Bắc Kinh mở rộng góc nhìn tài khóa giữa áp lực tăng trưởng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Bắc Kinh mở rộng góc nhìn tài khóa giữa áp lực tăng trưởng

Bắc Kinh đang mở rộng cách tiếp cận tài khóa bằng cách tính đến giá trị tài sản nhà nước, không chỉ riêng nợ công. Cách tiếp cận mới này có thể giúp Trung Quốc biện minh cho việc chi tiêu lớn hơn, dù tổng nợ đã cao. Tuy nhiên, hiệu quả sẽ phụ thuộc vào khả năng quản lý minh bạch và khai thác tài sản công một cách bền vững.
USD lao dốc giữa lo ngại tài khóa, Bitcoin và vàng tăng mạnh
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

USD lao dốc giữa lo ngại tài khóa, Bitcoin và vàng tăng mạnh

Đồng USD rơi xuống mức thấp nhất hai tuần do lo ngại về tài chính Mỹ và phiên đấu giá trái phiếu kém sôi động. Trong khi đó, nhà đầu tư tìm đến các tài sản thay thế như vàng và Bitcoin, đẩy giá hai tài sản này lên mức cao mới. Dự luật chi tiêu và thuế của Trump tiếp tục đối mặt với hoài nghi và chia rẽ trong nội bộ Đảng Cộng hòa.
Trái phiếu chính phủ Mỹ chịu áp lực trước lo ngại tài khóa và nợ công
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Trái phiếu chính phủ Mỹ chịu áp lực trước lo ngại tài khóa và nợ công

Nhu cầu yếu trong phiên đấu giá trái phiếu chính phủ kỳ hạn 20 năm phản ánh lo ngại ngày càng tăng về bức tranh tài khóa và nợ công của Mỹ. Lợi suất tăng vọt, đồng USD và chứng khoán đồng loạt giảm khi thị trường phản ứng với rủi ro từ dự luật thuế và chi tiêu mới tại Quốc hội. Các nhà đầu tư ngày càng nghi ngờ khả năng kiểm soát thâm hụt ngân sách, trong khi sức hấp dẫn của trái phiếu Mỹ suy giảm trước cạnh tranh toàn cầu.
2 Lý do đà tăng 40% của Netflix vẫn chưa kết Thúc | Investing.com
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

2 Lý do đà tăng 40% của Netflix vẫn chưa kết Thúc | Investing.com

Cổ phiếu của Netflix đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những tuần gần đây, tăng hơn 40% kể từ tuần đầu tiên của tháng 4, phá vỡ các kỷ lục trước đó và bước vào vùng giá bốn chữ số hiếm hoi. Mặc dù đợt tăng trưởng như vậy có xu hướng dấy lên lo ngại về việc quá nóng, đặc biệt khi chỉ số RSI hiện ở mức 68, vẫn còn hai lý do chính để tin rằng đà tăng sẽ kéo dài đến mùa hè, và tại sao một nhịp điều chỉnh dù nhỏ cũng nên được xem là cơ hội mua.
USD suy yếu giữa lo ngại về chính sách thuế và niềm tin vào tài sản Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

USD suy yếu giữa lo ngại về chính sách thuế và niềm tin vào tài sản Mỹ

Đồng USD tiếp tục giảm khi các bất ổn liên quan đến dự luật thuế của Trump, căng thẳng thương mại và triển vọng tài khóa khiến nhà đầu tư thận trọng hơn với tài sản Mỹ. Trong khi Fed duy trì lập trường thận trọng, thị trường vẫn kỳ vọng các thỏa thuận thương mại sẽ thành hiện thực nhưng thiếu động lực mới để duy trì đà tăng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ