EUR/USD: Áp lực lạm phát dự kiến sẽ giảm bớt, đồng Euro có thể gặp trở ngại do kỳ vọng gia tăng về việc ECB sớm cắt giảm lãi suất

EUR/USD: Áp lực lạm phát dự kiến sẽ giảm bớt, đồng Euro có thể gặp trở ngại do kỳ vọng gia tăng về việc ECB sớm cắt giảm lãi suất

Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

13:09 31/05/2024

Chỉ số Giá Tiêu dùng tổng hợp (HICP), dự kiến sẽ được công bố vào hôm nay, ngày 31/05. Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) sẽ phân tích kỹ lưỡng số liệu lạm phát này trong bối cảnh xuất hiện những nghi ngờ mới về khả năng bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách vào cuộc họp tháng 6.

Kể từ tháng 12 năm 2023, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Khu vực EU đã bắt đầu giảm nhiệt, nhưng theo số liệu tháng 3 và tháng 4, chỉ số này vẫn tăng quanh mức 2.4% so với cùng kỳ năm trước.

Trong những chia sẻ gần đây nhất vào ngày 19/4, Chủ tịch ECB, Christine Lagarde cho rằng lạm phát tại Khu vực EU được kỳ vọng sẽ tiếp tục giảm và ECB có thể hạ lãi suất nếu thõa mãn các tiêu chí đánh giá lạm phát mà họ này đã đặt ra từ trước. Bà Lagarde cũng nhấn mạnh rằng ECB không đưa ra cam kết về một lộ trình lãi suất cụ thể, lặp lại định hướng mới nhất của NHTW này. Bà lưu ý rằng những rủi ro đối với lạm phát mang tính hai mặt, bao gồm các rủi ro tiềm ẩn đẩy lạm phát lên cao hơn như căng thẳng địa chính trị gia tăng, tăng lương cao hơn và biên lợi nhuận của doanh nghiệp bền vững hơn dự kiến.

Có thể kỳ vọng điều gì trong báo cáo lạm phát châu Âu sắp tới?

Theo số liệu lạm phát từ các nước G10 khác, các nhà kinh tế dự báo Chỉ số HICP lõi của Khu vực EU sẽ tăng 2.8% so với cùng kỳ năm ngoái tính đến tháng 5, cao hơn so với mức 2.7% của tháng trước. Tương tự, chỉ số HICP toàn phần dự kiến tăng 2.5% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức tăng 2.4% của tháng trước.

Dự báo giá tiêu dùng tăng cao hơn được củng cố bởi Chỉ số CPI sơ bộ của Đức. Theo đó, CPI của Đức đã tăng 2.4% trong 12 tháng qua tính đến tháng 5, cao hơn mức tăng 2.2% của tháng 4.

Lạm phát của Đức tính theo chỉ số CPI (so với cùng kỳ)

Lạm phát dự kiến giảm theo kỳ vọng của người tiêu dùng

ECB đã công bố Khảo sát kỳ vọng người tiêu dùng cho tháng 4 vào ngày 28 tháng 5. Kết quả cho thấy người tiêu dùng trong khu vực đã giảm kỳ vọng về lạm phát, trùng khớp với kế hoạch cắt giảm lãi suất của ECB.

Thực tế, kỳ vọng lạm phát trong 12 tháng tới đã giảm từ 3.0% của tháng trước xuống còn 2.9%, đạt mức thấp nhất kể từ tháng 9 năm 2021. Trong khi đó, kỳ vọng lạm phát trong ba năm tới giảm từ 2.5% xuống 2.4%, mặc dù vẫn cao hơn đáng kể so với mục tiêu 2% của NHTW này.

Báo cáo HICP tại khu vực EU dự kiến sẽ được công bố vào ngày thứ Sáu tới. Khi dữ liệu lạm phát được mong đợi này đang đến gần, EUR/USD đang vật lộn để duy trì trên mức quan trọng 1.0800, trong bối cảnh nhà đầu tư cân nhắc khả năng Fed bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách vào một thời điểm nào đó cuối năm nay.

Ông Pablo Piovano, Chuyên gia phân tích cấp cao tại FXStreet, nhận định: "Trong trường hợp tâm lý lạc quan bùng nổ, EUR/USD dự kiến sẽ đối mặt với vùng kháng cự gần nhất tại đỉnh tháng 5 gần ngưỡng 1.0900. Việc vượt qua mức này có thể mở ra khả năng di chuyển lên đỉnh tháng 3 tại 1.0981 (ngày 8/3)".

Ông Pablo bổ sung: "Ngược lại, nếu áp lực bán ra gia tăng, EUR/USD có thể đối mặt với đường đường SMA 200 ngày quan trọng tại 1.0787 trước khi chạm mức đáy tháng 5 là 1.0649 (ngày 1/5). Một đợt điều chỉnh giảm sâu hơn sau đó có thể hướng tới mức đáy 1.0601 (ngày 16/4) tính đến hiện tại

Biểu đồ ngày EUR/USD khung thời gian 1 ngày

FXStreet

Broker listing

Cùng chuyên mục

Chỉ số Hang Seng và ASX 200 tăng điểm nhờ tối ưu hóa kinh tế, tín hiệu nới lỏng từ RBA
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Chỉ số Hang Seng và ASX 200 tăng điểm nhờ tối ưu hóa kinh tế, tín hiệu nới lỏng từ RBA

Chỉ số Hang Seng tăng 0.47% nhờ dự báo kinh tế lạc quan trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung hạ nhiệt. ASX 200 tăng 0.71% khi RBA cắt giảm lãi suất và triển vọng ôn hòa làm dấy lên sự lạc quan trong các cổ phiếu ngân hàng và công nghệ. Nikkei 225 giảm 0.11%, chịu áp lực từ sức mạnh của JPY trong bối cảnh dòng tiền đổ vào nơi trú ẩn an toàn do căng thẳng ở Trung Đông
Nhận định đồng Yên Nhật và AUD/USD: Cán cân thương mại Nhật Bản sụt giảm mạnh
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Nhận định đồng Yên Nhật và AUD/USD: Cán cân thương mại Nhật Bản sụt giảm mạnh

Cán cân thương mại của Nhật Bản đã giảm xuống mức thâm hụt 115.8 tỷ vào tháng 4, làm tăng rủi ro suy thoái cho nền kinh tế. Nhu cầu trong nước và bên ngoài yếu có thể hạn chế các khoản cược tăng lãi suất của BoJ và gây áp lực lên nhu cầu JPY. AUD/USD phải đối mặt với rủi ro giảm giá vì dữ liệu tiền lương yếu có thể thúc đẩy kỳ vọng về việc RBA tiếp tục cắt giảm lãi suất trong quý này.
Thị trường ngày mai: Lợi suất và Home Depot được chú trọng khi thị trường tìm kiếm hướng đi
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Thị trường ngày mai: Lợi suất và Home Depot được chú trọng khi thị trường tìm kiếm hướng đi

Hợp đồng tương lai S&P 500 đang giao dịch thấp hơn trước giờ mở cửa sau chuỗi tăng sáu phiên liên tiếp thử thách độ bền của đợt tăng giá. Home Depot chuẩn bị báo cáo EPS 3.59 USD trên doanh thu 39.1 tỷ USD; triển vọng có thể cung cấp thông tin chi tiết về xu hướng của người tiêu dùng. Palo Alto Networks sẽ báo cáo sau giờ làm việc; định giá cao làm tăng sự tập trung vào hướng dẫn và tín hiệu nhu cầu.
Tranh chấp chip giữa Mỹ-Trung đe dọa thỏa thuận đình chiến mong manh - Thị trường cân nhắc gói kích thích của PBoC
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Tranh chấp chip giữa Mỹ-Trung đe dọa thỏa thuận đình chiến mong manh - Thị trường cân nhắc gói kích thích của PBoC

Việc hạn chế xuất khẩu chip làm bùng phát căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, đe dọa tiến trình mong manh trong các cuộc đàm phán thương mại công nghệ. Bắc Kinh cắt giảm LPR 1 năm và 5 năm xuống còn 3% và 3,5% để thúc đẩy nhu cầu tín dụng trong bối cảnh giảm phát và tiêu dùng yếu. Hang Seng tăng 17.38% YTD khi sự lạc quan về công nghệ bất chấp sự bùng phát của chiến tranh thương mại và những trở ngại kinh tế của Trung Quốc.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ