Fed luôn chú ý đến đường cong lợi suất trong khi giữ nguyên lộ trình tăng lãi suất

Fed luôn chú ý đến đường cong lợi suất trong khi giữ nguyên lộ trình tăng lãi suất

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

11:29 31/03/2022

Đường cong lợi suất đảo ngược đã thu hút sự chú ý của một số người tại Cục Dự trữ Liên bang, nhưng các quan chức không có dấu hiệu từ bỏ kế hoạch tiếp tục tăng lãi suất nhằm hạ nhiệt lạm phát.

Đường cong lợi suất đảo ngược với lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 2 năm và 10 năm
Đường cong lợi suất đảo ngược với lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 2 năm và 10 năm

Lợi suất kỳ hạn 2 năm của Hoa Kỳ đã vượt qua lợi suất kỳ hạn 10 năm trong một khoảng thời gian ngắn lần đầu tiên kể từ năm 2019, củng cố quan điểm rằng việc tăng lãi suất có thể gây ra suy thoái. Mức chênh lệch lợi suất giữa 2 kỳ hạn sau đó đã trở lại mức dương vào thứ Ba và vẫn như vậy vào thứ Tư.

Lợi suất ngắn hạn tăng cao hơn lợi suất dài hạn hơn thường được coi là một cảnh báo suy thoái. Phần đầu của đường cong lợi suất (kỳ hạn ngắn) tăng khi Fed tăng lãi suất, nhưng lợi suất kỳ hạn dài giảm khi các nhà đầu tư đặt cược rằng việc thắt chặt sẽ làm chậm tăng trưởng quá nhiều và buộc ngân hàng trung ương phải đảo ngược và cắt giảm lãi suất trở lại.

Các quan chức - từ những chú “diều hâu” của ngân hàng trung ương Hoa Kỳ cho đến những chú “chim bồ câu” - đã tuyên bố quyết tâm tăng lãi suất để hạ nhiệt lạm phát nóng nhất trong 40 năm. Một số đã tuyên bố rằng họ sẵn sàng tăng đến 50bps trong cuộc họp ngày 3-4 tháng 5, mà Chủ tịch Jerome Powell cũng nói rằng họ đã sẵn sàng thực hiện nếu cần thiết.

Các nhà hoạch định chính sách khác đã nhấn mạnh khả năng của nền kinh tế trong việc chịu đựng chi phí đi vay cao hơn và bày tỏ sự tin tưởng vào khả năng đạt được một cú “hạ cánh nhẹ nhàng” giúp giảm lạm phát trở lại mục tiêu 2% trong khi tránh suy thoái, bất kể thị trường trái phiếu có đưa ra cảnh báo nào đi chăng nữa.

Bản thân Powell đã làm ngơ nguy cơ được báo trước bởi sự phẳng dần của đường cong lợi suất bằng cách chỉ ra một thước đo khác - chênh lệch giữa lợi suất tín phiếu kho bạc kỳ hạn 3 tháng hiện tại và các vị thế đặt cược của thị trường kỳ vọng nó sẽ ở đâu trong 18 tháng tới - đã tăng mạnh.

Giám đốc Fed tại Atlanta, Raphael Bostic, cũng có vẻ thoải mái, lưu ý rằng lợi suất dài hạn đã bị suy giảm do lạm phát cực thấp trong nhiều thập kỷ cũng như nhu cầu trú ẩn an toàn từ các nhà đầu tư sau khi Nga xâm lược Ukraine.

“Tôi sẽ xem xét phần cuối của đường cong vì đó là phần mà chúng tôi trực tiếp kiểm soát,” ông nói với một khán giả ở Los Angeles vào cuối ngày thứ Ba. "Đó chắc chắn là thứ mà chúng tôi sẽ cần xem xét nhưng nó không phải là thứ duy nhất mà chúng tôi sẽ xem xét."

Steve Matthews và Katia Dmitrieva, Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thuế quan của Trump: Đòn giáng nặng nề vào Việt Nam
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Thuế quan của Trump: Đòn giáng nặng nề vào Việt Nam

Mức thuế lên tới 46% từ chính quyền Trump đe dọa nghiêm trọng mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt với thị trường Mỹ – nơi chiếm gần một phần ba tổng kim ngạch xuất khẩu. Nỗ lực đàm phán nhằm trì hoãn hoặc giảm thuế đang diễn ra khẩn trương, nhưng khả năng thành công còn bỏ ngỏ. Nếu không đạt thỏa thuận, Việt Nam có nguy cơ mất đà tăng trưởng và buộc phải điều chỉnh chiến lược đối ngoại.
Chủ tịch Fed Jay Powel đứng trước bài toán khó: Cắt giảm lãi suất để cứu tăng trưởng hay giữ nguyên để kìm lạm phát?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Chủ tịch Fed Jay Powel đứng trước bài toán khó: Cắt giảm lãi suất để cứu tăng trưởng hay giữ nguyên để kìm lạm phát?

Các đòn thuế quan bất ngờ mà cựu Tổng thống Donald Trump tung ra gần đây đã làm chao đảo thị trường tài chính toàn cầu, đồng thời đẩy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào tình thế tiến thoái lưỡng nan: nên giảm lãi suất để ngăn chặn nguy cơ suy thoái hay giữ mặt bằng lãi suất cao nhằm kiềm chế một làn sóng lạm phát mới đang manh nha?
Nếu Fed ngưng cứu trợ toàn cầu, hệ thống tài chính sẽ ra sao?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Nếu Fed ngưng cứu trợ toàn cầu, hệ thống tài chính sẽ ra sao?

Trong suốt các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Fed từng đóng vai trò “người cứu trợ”, bơm thanh khoản USD thông qua swap lines để giữ hệ thống tài chính quốc tế không sụp đổ. Thế nhưng, khi niềm tin vào vai trò dẫn dắt của Mỹ đang bị xói mòn, và chính quyền Trump có khả năng trở lại Nhà Trắng với lập trường "nước Mỹ trên hết", câu hỏi lớn đang được đặt ra: Liệu Fed có còn giữ cam kết với phần còn lại của thế giới?
Thị trường cổ phiếu: Cơ hội 'bắt đáy' hay vẫn còn quá sớm?
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Thị trường cổ phiếu: Cơ hội 'bắt đáy' hay vẫn còn quá sớm?

Dù cổ phiếu đã giảm mạnh, định giá hiện tại vẫn chưa thực sự hấp dẫn nếu xét đến rủi ro lãi suất cao và chính sách bảo hộ thương mại. Các chỉ số như P/E, cape yield và tỷ lệ chiết khấu cho thấy thị trường có thể còn giảm sâu. Nhà đầu tư cần thận trọng và chuẩn bị chiến lược rõ ràng nếu muốn tận dụng cơ hội.
Đâu là đích đến cuối cùng cho chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Đâu là đích đến cuối cùng cho chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump?

Giới tài chính và chính trị đang bàn tán về một kịch bản khả quan cho cuộc khủng hoảng thuế quan. Theo đó, Tổng thống Donald Trump sẽ nhanh chóng đạt thỏa thuận với nhiều quốc gia, tuyên bố thắng lợi và loại bỏ phần lớn thuế đối ứng, chỉ giữ lại mức thuế cơ bản 10% cùng một số loại thuế đặc biệt như thuế thép và nhôm.