Fitch: Đợt dịch mới không ảnh hưởng tới dự báo tăng trưởng năm 2021

Fitch: Đợt dịch mới không ảnh hưởng tới dự báo tăng trưởng năm 2021

14:21 22/02/2021

Trưởng bộ phận phân tích về Việt Nam của Fitch Ratings dự báo GDP năm 2021 vẫn có thể tăng trưởng 7.5%, bất chấp đợt dịch mới đang bùng phát.

Đầu xuân Tân Sửu, bà Sagarika Chandra, Trưởng bộ phận phân tích về Việt Nam tại Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings, chia sẻ với VnExpress về những biến số ảnh hưởng tới triển vọng tín nhiệm của Việt Nam năm 2021.

- Fitch dự báo gì về kinh tế Việt Nam năm 2021, nhất là trong bối cảnh đợt dịch mới đang diễn ra ở một số địa phương, có thể ảnh hưởng tới một số khu vực của nền kinh tế?

- Việt Nam kiểm soát rất tốt đại dịch Covid-19 nên chúng tôi nghĩ rằng nền kinh tế sẽ hồi phục khi nhu cầu nội địa tăng trưởng cao trở lại. Fitch dự báo năm 2021, GDP của các bạn sẽ có thể tăng trưởng 7.5%, đây là tốc độ tăng trưởng cao hơn đáng kể so với mức 2.91% của GDP năm 2020.

Đương nhiên, mức tăng trưởng 7.5% phản ánh cho thực tế rằng kinh tế Việt Nam hồi phục từ một cái nền thấp.

Ngoài ra, chúng tôi nghĩ rằng có những yếu tố khác hỗ trợ cho kinh tế Việt Nam tăng trưởng từ cả trước đại dịch, trong đó có vốn trực tiếp từ nước ngoài (FDI) – khu vực sẽ giữ vai trò quan trọng giúp kinh tế Việt Nam phục hồi. FDI vào Việt Nam sẽ vẫn duy trì ở mức cao, và theo dự báo hiện tại của chúng tôi, FDI ròng sẽ ở mức 4% GDP năm 2021 và 2022.

Về lạm phát trung bình năm 2021 và 2022, chúng tôi dự báo ở mức 3.5%.

Cần nói thêm rằng, kể cả sau những diễn biến mới về dịch bệnh tại Hải Dương và một số địa điểm khác của Việt Nam, Fitch vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng như trên. Lý do là chúng tôi nhìn vào quá trình chống dịch hiệu quả của Việt Nam đã giúp số ca lây nhiễm ở mức thấp, dựa trên các số liệu chính thức được công bố. 

Ở góc độ một tổ chức đánh giá tín nhiệm, Fitch đánh giá đâu là những thách thức lớn với kinh tế Việt Nam năm 2021?

Dù dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2021 và 2022 sẽ hồi phục, Fitch cho rằng kinh tế Việt Nam sẽ vẫn dễ chịu tác động từ bên ngoài bởi độ mở cao. Việt Nam sẽ vẫn đương đầu với nhiều rủi ro xuất phát từ nhóm các doanh nghiệp nhà nước và sự yếu kém về cấu trúc của ngành ngân hàng.

Những yếu tố có thể giúp Việt Nam có xếp hạng tín nhiệm cao hơn có thể là ổn định kinh tế vĩ mô thể hiện bởi độ linh hoạt chính sách cao, trong đó có bao gồm chính sách liên quan đến đảm bảo linh hoạt tiền tệ và duy trì dự trữ ngoại hối hoặc tình hình tài chính công cải thiện, thể hiện ở thâm hụt ngân sách nhỏ hơn hoặc nợ chính phủ nói chung giảm hoặc rủi ro với bảng cân đối kế toán quốc gia bắt nguồn từ lĩnh vực ngân hàng giảm.

Hay nói một cách khác, những yếu tố có thể khiến Việt Nam bị hạ xếp hạng tín nhiệm bao gồm: thay đổi chính sách gây ra bất ổn vĩ mô hoặc các yếu tố mất cân bằng vĩ mô tăng hoặc sự kết tinh của các khoản nợ tiềm tàng hoặc dự trữ ngoại tệ suy giảm, như đầu tư nước ngoài giảm với quy mô đủ để gây bất ổn nền kinh tế.

- Năm 2020, ngành ngân hàng công bố lợi nhuận tăng trưởng cao. Cùng lúc đó, cũng có những khác biệt so với các năm trước: tăng trưởng tín dụng không cao, số lượng doanh nghiệp phá sản cao, số lao động bị sa thải nhiều. Vậy hai bức tranh trái ngược này tác động gì đến kinh tế và xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam?

- So tương đối với các nước khác trong khu vực, Việt Nam đã tăng trưởng tốt hơn. Kinh tế Việt Nam tăng trưởng được 2.91% trong năm 2020 trong khi nhiều nền kinh tế khác tại Đông Nam Á thậm chí suy giảm mạnh. Như vậy, Việt Nam đã làm tốt hơn nhiều nước khác trong khu vực.

Trong năm 2020, chúng ta đã chứng kiến nhiều doanh nghiệp phá sản, người lao động mất việc nhưng cuối cùng nền kinh tế vẫn tăng trưởng được, điều này có cơ sở từ việc các bên vẫn giải quyết được vấn đề liên quan đến đại dịch Covid-19.

Năm ngoái, Fitch đã điều chỉnh triển vọng tín dụng của Việt Nam từ "tích cực" lên "ổn định". Khi điều chỉnh triển vọng tín dụng, chúng tôi đã tính đến cả những tác động của đại dịch Covid-19 lên nền kinh tế và đưa ra quyết định này. Tuy nhiên, so với những nước ở cùng mức xếp hạng BB như hiện tại, các chỉ số kinh tế quan trọng của Việt Nam vẫn tốt hơn so với các nước khác.

- Trong một năm qua trên khắp thế giới, dòng tiền đầu tư đổ mạnh vào chứng khoán, bất động sản, Bitcoin, đẩy giá của các loại tài sản này tăng lên nhanh chóng. Trong bối cảnh này, kinh tế Việt Nam có thể đương đầu với những rủi ro gì?

- Cho đến nay, những yếu tố biến động giá tài sản trên chưa ảnh hưởng nhiều đến tình hình ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam, Fitch nhận thấy lạm phát vẫn được kiểm soát tốt, kinh tế tiếp tục tăng trưởng và dự báo còn tốt hơn năm ngoái. Diễn biến các dòng vốn bên ngoài nhìn chung chưa tạo ra rủi ro nào lớn với sự ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam.

Nếu có trường hợp chúng tôi trở nên bi quan hơn với xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam, nó sẽ đến từ một trong những yếu tố như việc mất ổn định kinh tế vĩ mô hay quản lý chính sách yếu kém. Tuy nhiên, trong trường hợp Việt Nam hiện tại, chúng tôi không thấy có khả năng trên sẽ xảy ra.

- Năm 2020, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đã tăng trưởng ấn tượng, thậm chí rất "nóng". Vậy những diễn biến này ảnh hưởng gì tới tín nhiệm của nền kinh tế?

- Xếp hạng tín nhiệm của quốc gia không thực sự chịu ảnh hưởng bởi thị trường trái phiếu doanh nghiệp mà theo đánh giá của chúng tôi, được tính toán dựa trên tăng trưởng kinh tế mạnh, bền vững và chính sách tập trung vào đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và cải thiện tình hình tài khóa.

Tình hình tài chính nội địa sẽ giúp hỗ trợ cho kinh tế tăng trưởng nhưng đó không phải yếu tố quyết định duy nhất. Xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam được hỗ trợ bởi dòng vốn FDI mạnh, ổn định, tăng trưởng bền vững.

- Bộ Tài chính Mỹ đã "dán nhãn" Việt Nam là nước thao túng tiền tệ, tuy nhiên cho đến nay chưa đưa ra hành động cụ thể nào. Vậy điều này có ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm mà Fitch đang đưa ra với Việt Nam?

- Việc Việt Nam bị "dán nhãn" thao túng tiền tệ khiến cho quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ trở nên phức tạp hơn, nhưng chúng tôi tin rằng hai bên sẽ có các cuộc trao đổi trong những tháng tới để cố gắng làm giảm căng thẳng. Trong lúc đó, chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục theo dõi các diễn biến để đánh giá xem liệu nó có thể ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm.

- Trong những năm gần đây, có xu thế nhiều doanh nghiệp nước ngoài chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang một số nước Đông Nam Á, trong đó đặc biệt là Việt Nam. Xu thế này sẽ như thế nào dưới chính quyền mới của Mỹ?

- Chúng tôi cho rằng Việt Nam và các nước láng giềng Đông Nam Á sẽ vẫn tiếp tục hưởng lợi từ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó có bao gồm xu thế dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc để tránh thuế cao.

Hiện chưa thể nói trước được quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ diễn biến như thế nào, nhưng nhiều khả năng phía Mỹ sẽ có chiến lược chính sách ngoại giao dễ đoán và cách tiếp cận đa phương với các quan hệ kinh tế và điều này là tốt cho khu vực.

Link gốc tại đây

Broker listing

Cùng chuyên mục

Khám phá cơ hội giao dịch đột phá cùng FXTM trong năm 2025
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khám phá cơ hội giao dịch đột phá cùng FXTM trong năm 2025

Bước vào thế giới giao dịch đầy tiềm năng cùng FXTM trong năm 2025, nơi bạn có thể bắt đầu chỉ với $200, luyện tập qua tài khoản demo và tận hưởng sự hỗ trợ tận tâm từ đội ngũ chuyên gia. Hãy nắm bắt cơ hội và đạt được mục tiêu tài chính ngay hôm nay!
Khám phá cơ hội sinh lời từ crypto và vàng tại FXTM
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khám phá cơ hội sinh lời từ crypto và vàng tại FXTM

Trong bối cảnh thị trường đầy biến động, giao dịch Crypto và Vàng tại FXTM mang lại cơ hội sinh lời vượt trội. Với nền tảng giao dịch nhanh chóng, đòn bẩy cao và chi phí thấp, FXTM là sự lựa chọn hoàn hảo để bạn tận dụng mọi cơ hội trong giai đoạn đặc biệt này.
FXTM: Sự lựa chọn tin cậy cho nhà đầu tư Việt
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

FXTM: Sự lựa chọn tin cậy cho nhà đầu tư Việt

FXTM là sàn giao dịch uy tín với hơn 10 năm kinh nghiệm, được cấp phép hoạt động bởi các tổ chức tài chính hàng đầu. Với môi trường giao dịch an toàn, chuyên nghiệp và dịch vụ hỗ trợ tận tâm, FXTM là lựa chọn lý tưởng cho các nhà đầu tư tại Việt Nam.
Đối mặt với chính sách thuế quan mới từ Trump và thị trường bất ổn, bài học nào cho nhà đầu tư thông thái?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Đối mặt với chính sách thuế quan mới từ Trump và thị trường bất ổn, bài học nào cho nhà đầu tư thông thái?

Khi thị trường Mỹ bất ổn như hiện nay, câu hỏi "liệu lần này có khác biệt?" luôn xuất hiện trong tâm trí. Chỉ số S&P 500 đã sụt giảm khoảng 4% từ đầu năm và nền kinh tế đang chìm trong bất định. Thay vì hoang mang, các nhà đầu tư nên nhìn lại thị trường cách đây 5 năm và học hỏi từ những người thành công- những người đã bình tĩnh bỏ qua các "tiếng ồn" thị trường và kiên định với chiến lược đầu tư của mình.
BITGP chính thức ra mắt tại Việt Nam: Giao dịch Futures, nhận thưởng đến 10,000 USDT
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

BITGP chính thức ra mắt tại Việt Nam: Giao dịch Futures, nhận thưởng đến 10,000 USDT

BITGP chính thức ra mắt tại Việt Nam, mang đến chương trình ưu đãi Futures với tổng quỹ thưởng 10,000 USDT. Giao dịch càng nhiều, phần thưởng càng lớn, lên đến 50 USDT mỗi người. Với nền tảng bảo mật tiên tiến và cam kết minh bạch, BITGP hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho nhà đầu tư crypto tại Đông Nam Á.
Liệu hệ thống trái phiếu đô thị có sụp đổ khi chính quyền Trump xóa bỏ đặc quyền miễn thuế?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Liệu hệ thống trái phiếu đô thị có sụp đổ khi chính quyền Trump xóa bỏ đặc quyền miễn thuế?

Bản chất của chính trị thường xoay quanh câu hỏi "Ai sẽ chi trả cho điều gì?". Cuộc tranh luận hiện nay, dù chưa nhận được nhiều sự chú ý, về dự luật thuế sắp tới của đảng Cộng hòa và trái phiếu đô thị là minh chứng rõ ràng cho nhận định này. Tuy vậy, vấn đề còn sâu sắc hơn nhiều, ảnh hưởng toàn diện đến cấu trúc vật lý của cuộc sống thường ngày lẫn nền tảng tài chính của nền dân chủ địa phương.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ