Giá dầu tăng mạnh sau khi OPEC+ cảnh báo về nguồn cung

Giá dầu tăng mạnh sau khi OPEC+ cảnh báo về nguồn cung

21:29 01/06/2021

Giá dầu thô của Mỹ tăng lên mức cao nhất sau hơn 2 năm rưỡi, sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, hay còn gọi là nhóm OPEC+, cảnh báo nguồn cung dầu trên thị trường toàn cầu đang thắt chặt giữa lúc Mỹ, nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới sắp bước vào mùa hè, thời điểm người dân sử dụng xe cộ nhiều nhất trong năm.

Nước Mỹ đang bước vào mùa hè, thời điểm người dân sử dụng xe cộ nhiều nhất trong năm. Ảnh: Getty
Nước Mỹ đang bước vào mùa hè, thời điểm người dân sử dụng xe cộ nhiều nhất trong năm. Ảnh: Getty

Trong phiên giao dịch chiều 1-6, giá dầu Tây Texas (WTI) giao tháng 7 ở thị trường New York có lúc tăng đến 3%, lên mức 68,42 đô la Mỹ/thùng, cao nhất kể từ tháng 10-2018. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 8 ở thị trường London chạm mức tăng 2,3%, lên mức 70,99 đô la/thùng, cao nhất kể từ tháng 3-2021.

Giá dầu tăng sau khi Ủy ban Kỹ thuật hỗn hợp của OPEC+ công bố một báo cáo đánh giá lượng dầu thừa tích lũy trong đại dịch Covid-19 hồi năm ngoái đã được tiêu thụ gần hết và các kho dự trữ dầu trên toàn cầu sẽ giảm nhanh trong nửa cuối năm nay, với mức giảm ít nhất 2 triệu thùng/ngày trong 3 tháng cuối năm.

Trong phiên giao dịch 1-6, giá dầu Brent giao tháng 8 có lúc tăng lên mức 70,99 đô la/thùng, cao nhất kể từ tháng 3. Ảnh: Financial Times

Ngoài ra, giá dầu cũng được hỗ trợ nhờ triển vọng nhu cầu mạnh mẽ của Mỹ trong mùa hè sắp tới. GasBuddy, một công ty theo dõi giá nhiên liệu theo thời gian thực cho biết, nhu cầu xăng của Mỹ trong ngày Chủ nhật vừa qua (30-6) tăng 9,6% so với mức trung bình của 4 ngày Chủ nhật trước đó và cũng là mức cao nhất trong ngày Chủ nhật kể từ mùa hè năm 2019.

“Trong khi có nhiều lo ngại về các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt hơn để kiểm soát Covid-19 ở nhiều nơi tại châu Á, thị trường dường như tập trung vào câu chuyện nhu cầu tích cực từ Mỹ và nhiều nơi của châu Âu”, các nhà kinh tế của Ngân hàng ING nhận định.

OPEC+ sẽ nhóm họp trong ngày hôm nay (1-6, theo giờ địa phương) và dự kiến sẽ nhất trí tiếp tục nới lỏng các hạn chế sản lượng dầu. Trong tháng 4, OPEC+ đã quyết định bơm thêm 2,1 triệu thùng dầu mỗi ngày trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 7 vì nhóm này dự báo nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng bất chấp đại dịch Covid-19 hoành hành ở Ấn Độ, nước tiêu thụ dầu lớn thứ 3 thế giới.

Năm ngoái, giữa cao trào của cuộc khủng hoảng Covid-19,  OPEC+ nhất trí thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu kỷ lục 9,7 triệu thùng/ngày, tiếp sau đó, dần thu hẹp mức cắt giảm này khi kinh tế toàn cầu phục hồi và nhiều nước dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa kiểm soát dịch bệnh. Tính đến tháng 7, mức cắt giảm sản lượng của OPEC+ chỉ còn dưới 6 triệu thùng/ngày.

Đà phục hồi nhu cầu mạnh mẽ ở Mỹ và châu Âu giúp OPEC+ tự tin rằng các thị trường có thể hấp thụ các thùng dầu bơm thêm, bất chấp triển vọng nguồn cung tăng mạnh từ Iran nếu thỏa thuận hạt nhân giữa nước này với các cường quốc thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Đức và Liên minh châu Âu (EU) được khôi phục. Mỹ tái áp đặt các biện pháp trừng phạt Iran bao gồm cấm vận dầu mỏ sau khi đơn phương rút khỏi thỏa thuận này vào năm 2018.

“Cân bằng cung cầu trên thị trường dầu thực sự rất chặt chẽ. Tăng trưởng nhu cầu dầu đang mạnh, kỷ luật của OPEC+ trong việc thực hiện cắt giảm sản lượng cũng rất tốt và các kho dự trữ dầu đang giảm. Nếu không có cái bóng của Iran trên thị trường, giá dầu có thể đạt 75-80 đô la/thùng vào giữa quí 3 tới”,  Fereidun Fesharaki, Chủ tịch Công ty tư vấn FGE, nói.

Hiện Nga và Iran đang tham gia các cuộc đàm phán với các cường quốc khác để phục hồi thỏa thuận hạt nhân, hứa hẹn giúp Iran thoát khỏi lệnh cấm vận dầu mỏ của Mỹ.
Tổng Thư ký OPEC, Mohammad Barkindo cho rằng sự trở lại của Iran trên thị trường dầu sẽ diễn ra một cách minh bạch và có trật tự và sẽ không phá vỡ sự ổn định mà OPEC+ phải vật vả mới đạt được. Tuy nhịên, trong cuộc trao đổi với báo chí hôm 31-5, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran, Namdar Zanganeh nói rằng Tehran sẽ nhanh chóng khôi phục sản lượng dầu một khi thỏa thuận hạt nhân được khôi phục.

Louise Dickon, nhà phân tích ở hãng tư vấn năng lượng Rystad Energy nhận định, nếu kịch bản Iran được Mỹ dỡ bỏ, lệnh cấm vận dầu mỏ thành hiện thực, thị trường vẫn có thể hấp thụ những cú sốc nhỏ khi các nền kinh tế trên toàn cầu thoát ra khỏi thời kỳ phong tỏa và nhu cầu dầu phục hồi về mức bình thường. Ông nói: “Nếu thỏa thuận hạt nhân với Iran được phục hồi sớm, điều này sẽ không làm gián đoạn chu kỳ tăng giá của dầu trong thời gian còn lại của năm nay theo dự báo của chúng tôi, mà chỉ gây ra một cản trở nhỏ trong tiến trình này”.

Link gốc tại đây.

TheSaigontimes tổng hợp theo Bloomberg, Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Vàng tăng giá mạnh do nhu cầu trú ẩn an toàn và chỉ số CPI của Mỹ hạ nhiệt

Vàng tăng giá mạnh do nhu cầu trú ẩn an toàn và chỉ số CPI của Mỹ hạ nhiệt

Giá vàng đang tăng mạnh và bạc tăng vừa phải trong phiên Mỹ vào thứ Năm. Nhu cầu trú ẩn an toàn tăng lên do lo ngại về chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và báo cáo lạm phát của Mỹ hạ nhiệt đang cung cấp chất xúc tác tăng giá cho các nhà giao dịch kim loại quý vào cuối tuần này. Ngoài ra, vẫn còn một số lo lắng về sự ổn định của thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ, mặc dù ít hơn so với 24 giờ trước.
Giá vàng tăng vọt khi căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng, lấn át tác động từ việc hoãn áp thuế của Trump
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng tăng vọt khi căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng, lấn át tác động từ việc hoãn áp thuế của Trump

Giá vàng tiếp tục tăng mạnh, tiến gần đến mức cao kỷ lục, khi nhu cầu trú ẩn an toàn vẫn vững vàng giữa bối cảnh căng thẳng thương mại với Trung Quốc leo thang, bất chấp việc Tổng thống Donald Trump tạm hoãn áp thuế đối với hầu hết các quốc gia trong 90 ngày.
Vàng vượt mốc 3,000 USD: Khi bất ổn toàn cầu thắp lửa cho kim loại quý
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Vàng vượt mốc 3,000 USD: Khi bất ổn toàn cầu thắp lửa cho kim loại quý

Đợt tăng vọt gần đây của vàng lên mức cao kỷ lục đã khiến nhiều người liên tưởng đến lần cuối cùng giá vàng lập đỉnh do biến động chính trị và kinh tế – đó là vào năm 1980. Tuy nhiên, các nhà giao dịch cho rằng bản chất của đợt tăng lần này – và khả năng duy trì của nó – có nhiều điểm khác biệt.
Giá vàng thu hẹp đà giảm nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn và hoạt động mua vào từ các ngân hàng trung ương
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng thu hẹp đà giảm nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn và hoạt động mua vào từ các ngân hàng trung ương

Giá vàng đã thu hẹp mức giảm trước đó vào thứ Hai, khi một phần nhu cầu trú ẩn an toàn quay trở lại và hoạt động mua mạnh từ các ngân hàng trung ương hỗ trợ giá sau khi vàng rơi xuống mức thấp nhất trong hơn ba tuần. Trong khi đó, các nhà phân tích vẫn duy trì cái nhìn tích cực về kim loại quý này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ