Giá vàng hôm nay 03/06: Vàng SJC rớt từ 91 triệu đồng/lượng về 79 triệu đồng/lượng chỉ sau 3 ngày

Giá vàng hôm nay 03/06: Vàng SJC rớt từ 91 triệu đồng/lượng về 79 triệu đồng/lượng chỉ sau 3 ngày

Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

08:19 03/06/2024

Thời gian qua, phương án đấu thầu vàng miếng dường như không mang lại nhiều hiệu quả khi giá và chênh lệch so với thế giới vẫn cứ tăng liên tục. Thế nhưng, chỉ 3 ngày sau khi Ngân hàng Nhà nước tung "tuyệt chiêu" mới, giá vàng miếng giảm không hồi kết và chênh lệch đã thu hẹp chỉ còn một nửa, tức khoảng 8 triệu đồng/lượng, tương ứng hơn 10%.

Giá vàng trong nước

Theo Eximbank, tính đến 09:04 sáng ngày 03/06:

  • Giá vàng miếng SJC 99.99 (loại 10 chỉ series 2 ký tự chữ và 1-2-5 chỉ):
    • Mua vào: 7,900,000 đồng/chỉ.
    • Bán ra: 8,200,000 đồng/chỉ.
  • Giá vàng miếng SJC 99.99 (loại 10 chỉ series 1 ký tự chữ):
    • Mua vào: 7,886,000 đồng/chỉ.
    • Bán ra: 8,200,000 đồng/chỉ.

Như đã biết, nhằm mục tiêu bình ổn thị trường vàng, kể từ ngày hôm nay, NHNN sẽ bán vàng trực tiếp cho người dân thông qua 4 ngân hàng có vốn Nhà nước bao gồm: Agribank, Vietcombank, BIDV và VietinBank. Giá bán sẽ do NHNN ấn định, tham chiếu theo giá vàng thế giới. Biện pháp mới này được đưa ra trong bối cảnh các phiên đấu thầu trong một tháng qua chưa cho thấy hiệu quả với mục tiêu giảm chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC và giá vàng thế giới.

Thời gian qua, nhà điều hành đã tổ chức 9 phiên đấu thầu, tung ra thị trường 48,500 lượng vàng SJC, tương đương hơn 1.8 tấn vàng. Tuy nhiên, mức chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC trong nước và giá vàng thế giới tại thời điểm đó vẫn ở mức cao. Nếu quy đổi theo giá 2,340 USD thì sẽ có giá khoảng 71 triệu đồng/lượng và mức chênh là hơn 17 triệu đồng/lượng, tức gần 25%. Thế nhưng cho đến nay, tức khoảng 3 ngày sau khi quyết định mới được đưa ra, mức chênh lệch này đã thu hẹp chỉ còn một nửa khoảng 8 triệu đồng/lượng, tương ứng hơn 10%.

Chênh lệch giá mua - bán vàng SJC 1 tháng

Nguồn: Web Giá

Giá vàng thế giới

Sau cú lao dốc mạnh mẽ trong tuần trước, giá vàng (XAU/USD) vẫn gặp khó khăn trong việc lấy lại đà tăng trong tuần này, chịu áp lực từ việc đồng USD mạnh lên và lợi suất TPCP Mỹ tăng. Tâm điểm thị trường giờ đây hướng về loạt dữ liệu kinh tế quan trọng của Mỹ được công bố vào tuần tới, hứa hẹn mang đến những định hướng rõ ràng hơn về triển vọng lãi suất của Fed, qua đó tác động mạnh mẽ đến xu hướng giá vàng.

Vào thứ Ba, dữ liệu chỉ số Niềm tin người tiêu dùng CB của Mỹ cho thấy tín hiệu tích cực khi tăng lên 102.00 trong tháng 5 so với 97.5 vào tháng 4. Phân tích kết quả khảo sát, chuyên gia Dana M. Peterson, Kinh tế trưởng tại CB, nhận định: "Thị trường lao động mạnh mẽ tiếp tục củng cố niềm tin chung của người tiêu dùng đối với tình hình lúc này. Quan điểm về điều kiện thị trường lao động hiện tại được cải thiện trong tháng 5, với số người gặp khó khăn khi tìm kiếm việc làm giảm xuống, vượt trội so với mức giảm nhẹ về số người cho biết việc làm dồi dào." Tuy nhiên, tâm lý lạc quan này nhanh chóng bị lu mờ bởi những bình luận diều hâu từ Chủ tịch Fed chi nhánh Minneapolis, Neel Kashkari cho rằng Fed có thể sẽ tăng lãi suất nếu lạm phát không hạ nhiệt. Hệ quả là lợi suất TPCP Mỹ tăng, USD mạnh lên, tạo sức ép lên giá vàng”

Áp lực tiếp tục gia tăng vào thứ Tư khi lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm tiếp tục leo dốc, cộng hưởng với diễn biến tiêu cực trên thị trường chứng khoán Phố Wall. Giá vàng giảm gần 1% trong ngày, chạm mức thấp nhất trong ba tuần qua gần $2,320.

Cục Phân tích Kinh tế (BEA) của Mỹ công bố điều chỉnh giảm tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Q1 xuống còn 1.3%, so với 1.6% trong dự báo trước đó. Thông tin này khiến lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm nhẹ, mở ra cơ hội cho giá vàng với mức phục hồi khiêm tốn.

Báo cáo tiếp theo của BEA vào thứ Sáu, chỉ số Chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) tăng 0.3% so với tháng trước, trong khi giữ nguyên ở mức 2.7% so với cùng kỳ trong tháng 4, khớp với dự báo và mức tăng của tháng 3. Đồng thời, chỉ số PCE lõi (loại trừ giá thực phẩm và năng lượng biến động) tăng 0.2% so với tháng trước và tăng 2.8% so với cùng kỳ năm ngoái, phù hợp với kỳ vọng của thị trường. Dữ liệu này tiếp tục hỗ trợ cho giá vàng phục hồi nhẹ lên $2,350 trước khi thoái lui trở lại và kết phiên tại $2,327.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đều đồng ý rằng, những động lực dài hạn như căng thẳng địa chính trị, bất ổn kinh tế toàn cầu, chiến tranh thương mại hay nhu cầu từ các ngân hàng trung ương, đặc biệt là PBOC sẽ tiếp tục hỗ trợ giá vàng đi lên.

Đồ thị giá vàng thế giới

Hoạt động Quỹ ETF vàng

Quỹ SPDR Gold Shares tiếp tục "án binh bất động" ngày thứ tư liên tiếp, lượng nắm giữ không đổi ở mức 832.31 tấn.

Nguồn: SPDR Gold Shares

Ngoại tệ

Trên thị trường trong nước, vào đầu phiên giao dịch ngày 03/06, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm USD/VND hiện ở mức 24,261 đồng. Tỷ giá hôm nay tại hầu hết các ngân hàng thương mại hầu như không biến động so với phiên trước, giá bán ra chủ yếu ở mức 25,474 đồng. Trên thị trường tự do, tỷ giá mua - bán hôm nay được giao dịch quanh mức 25,760 - 25,810 đồng, tăng 20 đồng ở chiều mua và 10 đồng chiều bán so với phiên giao dịch ngày 01/06.

Biến động của đồng bạc xanh trong tuần qua khá sốc khi lao dốc xuống vùng 104.00 vào nửa đầu tuần, sau đó bật tăng mạnh mẽ và cuối cùng quay trở lại xu hướng giảm trong vài phiên gần đây, mặc dù đã vượt qua 105.00 nhưng đã không thể giữ được mốc này. Mặc dù khả năng Fed tăng lãi suất trong ba cuộc họp tới được cho là rất thấp, nhưng vẫn nằm trên bàn đàm phán, được củng cố bởi những phát ngôn cứng rắn của các quan chức, lạm phát dai dẳng và thị trường lao động vẫn thắt chặt.

Tiêu điểm trong tuần tới sẽ là báo cáo Bảng lương phi nông nghiệp tháng 5, tiếp theo là báo cáo ADP và Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) sản xuất và dịch vụ của Viện Quản lý Cung ứng (ISM).

Nguồn: Vietcombank

Đồ thị chỉ số DXY

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Vàng vượt mốc 3,000 USD: Khi bất ổn toàn cầu thắp lửa cho kim loại quý
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Vàng vượt mốc 3,000 USD: Khi bất ổn toàn cầu thắp lửa cho kim loại quý

Đợt tăng vọt gần đây của vàng lên mức cao kỷ lục đã khiến nhiều người liên tưởng đến lần cuối cùng giá vàng lập đỉnh do biến động chính trị và kinh tế – đó là vào năm 1980. Tuy nhiên, các nhà giao dịch cho rằng bản chất của đợt tăng lần này – và khả năng duy trì của nó – có nhiều điểm khác biệt.
Giá vàng thu hẹp đà giảm nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn và hoạt động mua vào từ các ngân hàng trung ương
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng thu hẹp đà giảm nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn và hoạt động mua vào từ các ngân hàng trung ương

Giá vàng đã thu hẹp mức giảm trước đó vào thứ Hai, khi một phần nhu cầu trú ẩn an toàn quay trở lại và hoạt động mua mạnh từ các ngân hàng trung ương hỗ trợ giá sau khi vàng rơi xuống mức thấp nhất trong hơn ba tuần. Trong khi đó, các nhà phân tích vẫn duy trì cái nhìn tích cực về kim loại quý này.
Bất ổn dưới thời Trump: Cơ hội lớn cho vàng bứt phá
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Bất ổn dưới thời Trump: Cơ hội lớn cho vàng bứt phá

Khi sự hỗn loạn chính trị gia tăng, vàng trở thành công cụ phòng ngừa rủi ro hấp dẫn. Giá vàng đã bứt phá mạnh mẽ kể từ khi Trump gần như chắc chắn tái đắc cử, phản ánh nỗi lo ngại về tương lai kinh tế và địa chính trị. Trong bối cảnh thế giới ngày càng bất ổn, liệu vàng có phải là lựa chọn khôn ngoan, hay chỉ là một ván cược đầy cảm tính?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ