Hoạt động sản xuất Trung Quốc tháng 5: Tăng trưởng chậm rãi, đà phục hồi mong manh

Hoạt động sản xuất Trung Quốc tháng 5: Tăng trưởng chậm rãi, đà phục hồi mong manh

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

13:45 30/05/2024

Theo khảo sát của Reuters công bố vào thứ Năm, hoạt động sản xuất của Trung Quốc trong tháng 5 có khả năng duy trì mức tăng trưởng khiêm tốn tương tự như tháng trước. Điều này cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn đang diễn ra một cách yếu ớt.

Chỉ số PMI chính thức dự kiến đạt 50.4 vào tháng 5, không thay đổi so với tháng 4, theo dự báo trung bình từ 33 nhà kinh tế tham gia khảo sát. Mốc 50 là ranh giới giữa tăng trưởng và suy thoái trong lĩnh vực sản xuất.

Một phần ba số người được khảo sát dự báo hoạt động sản xuất sẽ giảm nhiệt trong tháng này, bao gồm các chuyên gia tại Standard Chartered, với dự báo thấp nhất là 50.1. Ngược lại, ING đưa ra dự báo ở mức 50.8 trong tháng này, và Goldman Sachs đưa ra dự báo là 50.6, cao hơn một chút so với dự báo 50.5 của Barclays.

Tổng hợp lại, những dự báo trái chiều này nhấn mạnh đến sự bất ổn gia tăng về triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc khi chính quyền nước này tiếp tục nỗ lực ổn định ngành bất động sản đang gặp khủng hoảng, vốn vẫn là một lực cản lớn đối với nền kinh tế.

Trung Quốc bất ngờ vượt qua dự đoán khi nền kinh tế tăng trưởng 5.3% trong quý 1. Nhiều chỉ số kinh tế gần đây cho tháng 4, bao gồm sản xuất công nghiệp, thương mại và giá tiêu dùng, cho thấy nền kinh tế trị giá 18.6 nghìn tỷ USD này đã vượt qua được một số rủi ro tiêu cực trong ngắn hạn.

Tuy nhiên, các nhà phân tích vẫn chưa chắc chắn liệu đà phục hồi này có bền vững hay không. Các cuộc khảo sát dựa trên niềm tin thường cho thấy bức tranh tiêu cực hơn về nền kinh tế so với một số dữ liệu thực tế. Điều này có thể là do quá trình phục hồi sau COVID-19 của Trung Quốc vẫn còn gián đoạn, ảnh hưởng nặng nề đến các nhà máy sản xuất cùng với đó là nhu cầu nội địa và quốc tế yếu.

Chẳng hạn như doanh số bán lẻ tháng trước tăng chậm nhất kể từ tháng 12/2022, thời điểm Bắc Kinh áp dụng các biện pháp hạn chế zero-COVID nghiêm ngặt. Giá nhà mới giảm với tốc độ nhanh nhất trong 9 năm, khiến nhu cầu kêu gọi chính phủ hỗ trợ thêm tiếp tục nóng lên.

Vấn đề trong lĩnh vực bất động sản gặp khó khăn đã tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực lớn khác của nền kinh tế Trung Quốc. Điều này cũng làm chậm lại nỗ lực chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Bắc Kinh sang hướng tiêu dùng nội địa nhiều hơn thay vì tăng trưởng nhờ đầu tư.

Tháng này, Trung Quốc đã công bố các bước đi được cho là "lịch sử" để ổn định thị trường bất động sản, nhưng các nhà phân tích cho rằng các biện pháp này vẫn chưa đủ để phục hồi bền vững.

IMF cho biết họ thấy dư địa cho một gói chính sách toàn diện hơn để giải quyết các vấn đề của ngành bất động sản, đồng thời điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng của Trung Quốc thêm 4 bps lên 5% cho năm 2024 và 4.5% cho năm 2025.

Dự báo tăng trưởng năm 2024 của IMF phù hợp với mục tiêu tăng trưởng của Trung Quốc là khoảng 5%.

Chỉ số PMI chính thức của Trung Quốc sẽ được công bố vào thứ Sáu. Bên cạnh đó, chỉ số PMI sản xuất của Caixin sẽ được công bố vào ngày 3/6. Các nhà phân tích dự đoán chỉ số này sẽ nhích nhẹ lên 51.5 từ mức 51.4 của tháng trước.


Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cập nhật thị trường phiên Mỹ 19/5: Chứng khoán phục hồi khi lực bắt đáy quay trở lại, nhà đầu tư phớt lờ tin Moody's hạ xếp hạng của Mỹ

Cập nhật thị trường phiên Mỹ 19/5: Chứng khoán phục hồi khi lực bắt đáy quay trở lại, nhà đầu tư phớt lờ tin Moody's hạ xếp hạng của Mỹ

Làn sóng mua bắt đáy đã thúc đẩy đà phục hồi của cổ phiếu từ mức thấp nhất trong phiên, khi các nhà giao dịch cố gắng bỏ qua việc Moody’s Ratings hạ xếp hạng của Mỹ, điều đã khiến lợi suất trái phiếu tăng vọt và làm suy yếu đồng USD.
Giá dầu giảm vì lo ngại kinh tế Mỹ - Trung và đàm phán hạt nhân bất ổn
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Giá dầu giảm vì lo ngại kinh tế Mỹ - Trung và đàm phán hạt nhân bất ổn

Giá dầu giảm do Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm Mỹ và dữ liệu sản xuất, tiêu dùng yếu từ Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về nhu cầu năng lượng toàn cầu. Phát biểu cứng rắn của giới chức Mỹ về thuế và đàm phán hạt nhân với Iran càng làm thị trường thêm bất ổn, dù đà giảm phần nào được kìm hãm bởi kỳ vọng về tiến triển ngoại giao.
Đồng USD giảm giá do các mối đe dọa thuế quan mới; RBA quyết định về lãi suất | Investing.com
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Đồng USD giảm giá do các mối đe dọa thuế quan mới; RBA quyết định về lãi suất | Investing.com

USD giảm giá do Moody’s hạ bậc tín nhiệm, bình luận về thuế quan của Bessent. Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ giảm, vàng phục hồi. Ông Uchida từ BoJ ủng hộ tăng lãi suất thêm nếu nền kinh tế phục hồi. RBA sẽ cắt giảm 25bps, trọng tâm chuyển sang định hướng chính sách tương lai
chứng khoán châu Âu giảm vì lo ngại tài khóa Mỹ và dữ liệu yếu từ Trung Quốc
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

chứng khoán châu Âu giảm vì lo ngại tài khóa Mỹ và dữ liệu yếu từ Trung Quốc

Chứng khoán châu Âu đồng loạt giảm điểm sau năm tuần tăng liên tiếp, do Moody's hạ xếp hạng tín nhiệm Mỹ và dữ liệu kinh tế đáng thất vọng từ Trung Quốc. Tình trạng bất ổn tài khóa của Mỹ, cùng với diễn biến chính trị và lo ngại về tăng trưởng toàn cầu, đã khiến nhà đầu tư quay lại với tâm lý thận trọng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ