JPY tăng khi thị trường đánh giá việc BOJ xem xét tác động phụ của chính sách

JPY tăng khi thị trường đánh giá việc BOJ xem xét tác động phụ của chính sách

Lê Nhật Thanh

Lê Nhật Thanh

Junior Analyst

10:12 12/01/2023

JPY tăng vào đầu phiên thứ Năm, khi các nhà đầu tư đánh giá việc báo chí Nhật Bản đưa tin rằng BoJ sẽ xem xét các tác động phụ gây ra bởi chính sách của mình tại cuộc họp vào tuần tới.

Báo Yomiuri cho biết BoJ sẽ xem xét điều chỉnh việc mua trái phiếu và thực hiện sửa đổi chính sách nếu cần thiết. BOJ đã gây sốc cho thị trường vào tháng 12 khi nâng mức trần lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm trong chính sách kiểm soát đường cong lợi suất của mình, khiến JPY tăng mạnh.

USD/JPY giảm 0.7% xuống khoảng 131.50. Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ Nhật Bản suy yếu.

Các chiến lược gia thị trường dự báo sẽ có thêm điều chỉnh chính sách từ BOJ trong những tháng tới, với việc thống đốc mới sẽ kế nhiệm ông Haruhiko Kuroda từ tháng 4. Ông Kuroda cho biết vào tháng trước rằng việc điều chỉnh chính sách của BOJ vào tháng 12 không phải là khởi đầu cho việc chấm dứt chính sách nới lỏng tiền tệ, mà là một cách để tăng tính bền vững.

Theo Carol Kong, chiến lược gia tại ngân hàng CBA, kỳ vọng BoJ chấm dứt chính sách siêu nới lỏng sẽ vẫn gây bất lợi cho USD/JPY. “Hợp đồng tương lai và lãi suất hoán đổi trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm vẫn đang tương đối cao ở mức 1%, cho thấy kỳ vọng của thị trường về những điều chỉnh chính sách cứng rắn từ BOJ.”

JPY đã tăng khoảng 15% từ đáy tháng 10 trong bối cảnh chính phủ can thiệp tiền tệ, kỳ vọng Fed giảm tốc độ tăng lãi suất và suy đoán về khả năng thay đổi chính sách từ Ngân hàng Trung ương Nhật Bản trong năm nay.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Ishiba khẳng định Nhật Bản sẽ không dễ dãi trong đàm phán thuế quan với Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Ishiba khẳng định Nhật Bản sẽ không dễ dãi trong đàm phán thuế quan với Mỹ

Thủ tướng Shigeru Ishiba tuyên bố Nhật Bản sẽ không chấp nhận mọi yêu cầu từ Mỹ chỉ để đạt được thỏa thuận thương mại, đặc biệt trong các lĩnh vực nhạy cảm như ô tô và nông nghiệp. Tokyo đang chuẩn bị cho vòng đàm phán tiếp theo với chiến lược thận trọng, trong bối cảnh các yêu cầu cụ thể từ phía Mỹ vẫn chưa rõ ràng. Ishiba khẳng định chính phủ sẽ ưu tiên bảo vệ lợi ích quốc gia và không vội nhượng bộ trong các vấn đề trọng yếu.
Đồng USD suy yếu sau các chỉ trích của Trump nhắm vào Fed
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Đồng USD suy yếu sau các chỉ trích của Trump nhắm vào Fed

Đồng USD giảm mạnh sau khi Tổng thống Trump chỉ trích Chủ tịch Fed Jay Powell, làm dấy lên lo ngại về sự can thiệp chính trị vào chính sách tiền tệ. Các tài sản trú ẩn như vàng và franc Thụy Sĩ tăng giá, trong khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ và chỉ số chứng khoán toàn cầu biến động. Giới đầu tư đánh giá tình trạng bất định này có thể gây thêm áp lực lên thị trường tài chính Mỹ.
Trung Quốc cảnh báo trả đũa các nước nghiêng về Mỹ, gây tổn hại cho lợi ích của Bắc Kinh
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Trung Quốc cảnh báo trả đũa các nước nghiêng về Mỹ, gây tổn hại cho lợi ích của Bắc Kinh

Chính phủ Trung Quốc vừa cảnh báo sẽ có hành động đáp trả nếu bất kỳ quốc gia nào ký thỏa thuận thương mại với Mỹ mà làm tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc. Thông điệp này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
Áp lực thuế từ Trump: Cú hích cải cách thương mại cho Ấn Độ?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Áp lực thuế từ Trump: Cú hích cải cách thương mại cho Ấn Độ?

Ba thập kỷ sau cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán năm 1991 – thời điểm buộc Ấn Độ phải bung cánh cửa hội nhập kinh tế bằng loạt cải cách "đại phẫu" – quốc gia Nam Á một lần nữa đứng trước áp lực tái cơ cấu, lần này không phải từ nội tại mà đến từ môi trường địa chính trị phức tạp và một đối tác thương mại đầy biến số: Hoa Kỳ dưới thời Donald Trump.
Nền kinh tế toàn cầu đang thích nghi ra sao với trật tự thuế quan mới?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nền kinh tế toàn cầu đang thích nghi ra sao với trật tự thuế quan mới?

Cuộc chiến thương mại vẫn đang âm ỉ và dường như sẽ tiếp diễn trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump. Nền kinh tế toàn cầu với chính sách thuế quan thấp mà Hoa Kỳ khởi xướng và duy trì trong suốt thời kỳ hậu Thế chiến thứ hai đã trở thành dĩ vãng. Mức thuế quan hiệu quả của Hoa Kỳ được dự báo sẽ ổn định trên ngưỡng 10%, vượt xa con số 2,5% vốn áp dụng cho đến năm trước. Trong bối cảnh này, việc phác họa lại bản đồ kinh tế toàn cầu với trật tự thuế quan mới trở nên cấp thiết.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ