Lạm phát của Nhật Bản hạ nhiệt trước thềm cuộc họp chính sách của BoJ

Lạm phát của Nhật Bản hạ nhiệt trước thềm cuộc họp chính sách của BoJ

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

08:00 19/04/2024

Lạm phát của Nhật Bản giảm nhiều hơn dự kiến, tuy nhiên vẫn cao hơn mục tiêu của BoJ, họ sẽ điều chỉnh lại dự báo về lạm phát của họ vào tuần tới.

Bộ Nội vụ báo cáo rằng chỉ số CPI, không bao gồm thực phẩm tươi sống đã tăng 2.6% trong tháng 3 so với một năm trước, hạ nhiệt so với mức tăng 2.8% của tháng 2, thấp hơn mức ước tính là 2.7%. Chỉ số CPI lõi cũng đã hạ nhiệt xuống 2,9%, lần đầu tiên giảm xuống dưới 3% kể từ tháng 11/2022 và thấp hơn ước tính 3%.

Ngay cả khi suy thoái, lạm phát ở Nhật Bản vẫn đang ở quanh mức mục tiêu 2% của BoJ trong suốt hai năm qua, hỗ trợ nước này tiếp tục bình thường hóa chính sách nếu xu hướng đó tiếp tục. BoJ dự kiến sẽ đưa ra quyết định chính sách tại cuộc họp tháng 4 sau đợt tăng lãi suất đầu tiên vào tháng 3. Thị trường sẽ theo dõi chặt chẽ các dự báo của ngân hàng về lạm phát trong thời gian tới và sẽ cố gắng dự báo khi nào BoJ sẽ tiếp tục tăng lãi suất.

Lạm phát của Nhật Bản vẫn đang ở trên mức mục tiêu 2%

Báo cáo cho thấy tốc độ tăng giá thực phẩm đã chế biến chậm lại ở mức 4.6%, gây áp lực lên chỉ số CPI chung. Theo khảo sát mới nhất của Teikoku Databank, có khoảng 770 mặt hàng thực phẩm tăng giá trong tháng 3, thấp hơn gần 20% so với năm ngoái. Con số này dự kiến sẽ tăng lên hơn 2,800 vào tháng 4, Teikoku cho biết.

Yuichi Kodama, kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Meiji Yasuda, cho biết: “Có nguy cơ giá thực phẩm sẽ tăng do đồng yên yếu đi. Ngoài ra, với tình hình ở Trung Đông nhiều rủi ro, áp lực tăng giá dầu sẽ tăng lên.”

Tăng trưởng giá dịch vụ đã chậm lại ở mức 2.1%. Chỉ số này giảm xuống dưới mức 2% sẽ khiến các nhà chức trách của BoJ lo ngại. Kodama cho biết rằng xu hướng tăng giá dịch vụ chưa thể lan rộng ra ngoài lĩnh vực khách sạn.

Tuy nhiên, mức tăng lương lớn hơn dự kiến trong các cuộc đàm phán năm nay đang góp phần thúc đẩy kỳ vọng rằng người lao động sẽ được tăng lương thực tế lần đầu tiên sau hơn một năm, điều này có thể thúc đẩy nhu cầu và tác động đến các động thái chính sách tiếp theo của BoJ.

Đa số các nhà kinh tế đang kỳ vọng đợt tăng lãi suất tiếp theo của BoJ sẽ diễn ra vào tháng 10, trong đó đồng Yên suy giảm là một trong những yếu tố có thể thúc đẩy BoJ hành động sớm hơn.

BoJ dự kiến sẽ nâng dự báo lạm phát cho năm tài chính hiện tại lên 2.6%, chỉ số này vào năm 2026 sẽ là 2%.

Lạm phát ở Nhật Bản đang cao hơn dự kiến trong năm qua, khiến BoJ phải điều chỉnh tăng dự báo lạm phát nhiều lần.

Một số các yếu tố đang tạo ra nguy cơ lạm phát tăng cao ở Nhật Bản là đồng yên yếu đi đồng thời giá dầu và các hàng hóa khác tăng vọt.

Trong tuần này, USDJPY đã ở gần mức cao nhất trong 34 năm, gây ra sự lo ngại từ nhiều phía. BoJ đang theo dõi chặt chẽ các động lực của tình trạng lạm phát chi phí đẩy này, tuy nhiên Asahi Noguchi, một thành viên dovish trong hội đồng thống đốc của BoJ, cho rằng tác động này có thể chỉ là tạm thời.

Chi tiêu hộ gia đình Nhật Bản giảm tháng thứ 12 liên tiếp trong tháng 2 do lạm phát tiếp tục vượt xa mức tăng lương. Tăng trưởng giá đối với các đơn đặt hàng lâu bền giảm từ 3.5% xuống 1.9% do một số nhà bán lẻ hạn chế tăng giá để tránh ảnh hưởng đến tâm lý tiêu dùng.

Một yếu tố khác có thể thúc đẩy lạm phát là việc chính phủ chấm dứt trợ cấp các tiện ích công cộng. Chính phủ đã quyết định loại bỏ dần các gói cứu trợ này từ tháng 5, có khả năng sẽ đẩy thước đo lạm phát chính của Nhật Bản lên 3% trong mùa hè.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

IMF cảnh báo thương chiến sẽ làm suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

IMF cảnh báo thương chiến sẽ làm suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Niềm tin kinh tế toàn cầu đang lao dốc, thị trường tài chính biến động mạnh khi căng thẳng thương mại do Mỹ khơi mào khiến triển vọng tăng trưởng toàn cầu trở nên u ám. Cảnh báo này được đưa ra trong một báo cáo của Financial Times phối hợp với Viện Brookings, ngay trước thềm các cuộc họp mùa xuân của IMF và Ngân hàng Thế giới tại Washington trong tuần này.
Chứng khoán và đồng đô la trượt giá sau các chỉ trích của Trump nhắm vào Fed
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Chứng khoán và đồng đô la trượt giá sau các chỉ trích của Trump nhắm vào Fed

Chứng khoán châu Á và tương lai chứng khoán Mỹ trượt giá vào thứ Hai trong khi đồng đô la giảm mạnh, do lo ngại về thuế quan và những lời chỉ trích công khai của Tổng thống Donald Trump nhắm tới Cục Dự trữ Liên bang (Fed). Việc này đã ảnh hưởng đến tâm lý, đẩy giá vàng lên một mức cao mới.
Giá dầu sụt giảm giữa lo ngại chiến tranh thương mại và tiến triển cuộc đàm phán hạt nhân Iran
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Giá dầu sụt giảm giữa lo ngại chiến tranh thương mại và tiến triển cuộc đàm phán hạt nhân Iran

Thị trường dầu mỏ toàn cầu đang chứng kiến sự sụt giảm đáng kể khi giới đầu tư bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về tác động tiềm tàng của cuộc chiến thương mại do Hoa Kỳ khởi xướng đối với nhu cầu năng lượng thế giới. Diễn biến này diễn ra song song với tiến trình đàm phán giữa Washington và Tehran về chương trình hạt nhân của Cộng hòa Hồi giáo Iran.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ