Liệu đà tăng trưởng việc làm trong khu vực chính phủ có phải là một tín hiệu suy thoái?

Đặng Thùy Linh
Junior Analyst
Trong hai năm qua, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã nhiều lần khẳng định rằng tốc độ tăng trưởng việc làm là đáng kinh ngạc khi họ đã tạo ra hàng triệu việc làm.

Trên thực tế, phần lớn mức tăng trưởng việc làm trong quá khứ là có thể dự đoán được khi các hoạt động kinh doanh buộc phải đóng cửa. Tăng trưởng việc làm cũng được thúc đẩy bởi tổng cầu tăng do chi tiêu chính phủ tăng nhanh. Trong năm 2020 và 2021, chính sách nới lỏng tiền tệ của ngân hàng trung ương đã tạo ra khoảng 7 nghìn tỷ đô la trong thời gian đó.
Tuy nhiên, kể từ đầu năm 2021, tốc độ tăng trưởng việc làm ngày càng được thúc đẩy trong khu vực chính phủ.
Nhà kinh tế học Ludwig von Mises cho rằng việc làm do chính phủ tài trợ không phải là động lực tăng trưởng, mà là trở ngại cho sự phát triển, khi nhấn mạnh sự thật rằng chính phủ chỉ có thể chi tiêu hoặc đầu tư từ nguồn thu ngân sách và những khoản chi này sẽ cắt giảm đáng kể khối lượng chi tiêu và đầu tư của người dân.
Nhìn vào mức tăng trưởng việc làm hàng tháng kể từ năm 2021, tỷ trọng việc làm khu vực chính phủ trong tổng cơ cấu tăng trưởng việc làm mới đã tăng vọt trong 6 tháng qua khi tăng từ 21% tới 58%. Trong năm 2023, tỷ trọng việc làm khu vực tư nhân đã tăng với tốc độ bằng một nửa so với tốc độ việc làm khu vực chính phủ, với mức lương ở khu vực tư nhân tăng 1.5%, trong khi đó mức lương của chính phủ tăng 3%.
Mối quan hệ giữa việc làm khu vực chính phủ và khu vực tư nhân trong nhiều trường hợp cũng cho thấy suy thoái đang đến gần.
Nhìn vào biểu đồ về mức tăng trưởng việc làm hàng năm trong khu vực tư nhân và chính phủ, có thể thấy trong nhiều trường hợp, tỷ trọng việc làm khu vực tư nhân có xu hướng giảm đi khi suy thoái đến gần. Ví dụ, cuộc suy thoái năm 1991-1992, có thể thấy rằng việc làm mới khu vực chính phủ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng cơ cấu suốt giai đoạn 1990-1991.
Tỷ trọng việc làm khu vực chính phủ chiếm khoảng 20% vào đầu năm 1990, nhưng đến tháng 12 năm 1990, cơ cấu này đã tăng lên gần 50%. Có thể thấy một xu hướng tương tự dẫn đến cuộc đại suy thoái khi tỷ trọng việc làm khu vực tư nhân bắt đầu sụt giảm ngay từ cuối năm 2006.
Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ hiện nay, tỷ trọng việc làm khu vực chính phủ hiếm khi chiếm hơn 20% tổng cơ cấu việc làm mới. Tuy nhiên, kể từ tháng 9/2023, con số này đã luôn đạt trên 20% mỗi tháng, trong tháng 12 đạt 24.9%, mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng Covid vào tháng 3/2020.
Daniel Lacalle cho rằng dữ liệu về tăng trưởng việc làm vẫn có thể cho thấy các xu hướng kinh tế tốt mặc dù khu vực tư nhân đang bị thu hẹp, nếu tốc độ tăng trưởng việc làm khu vực chính phủ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của khu vực tư nhân.
Zerohedge