Market Wrap 26.12.2022: Cổ phiếu và tiền tệ giật hai chiều trong phiên Á, thị trường thanh khoản mỏng do nghỉ lễ

Market Wrap 26.12.2022: Cổ phiếu và tiền tệ giật hai chiều trong phiên Á, thị trường thanh khoản mỏng do nghỉ lễ

10:04 26/12/2022

Chứng khoán và các cặp tiền tệ biến động trái chiều trong phiên Á vào thứ Hai (26/12), khi tâm lý thị trường thận trọng hơn và thanh khoản giảm do nhiều thị trường đóng cửa nghỉ lễ.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Các chỉ số chính của Trung Quốc đại lục tăng cao, Topix của Nhật Bản biến động và chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm. Các thị trường khác bao gồm Hồng Kông, Singapore và Úc đã đóng cửa.

Khẩu vị rủi ro suy yếu do lo ngại về khả năng đối phó với tình hình dịch bệnh của Trung Quốc sau khi nước này từ bỏ chính sách Zero-Covid. Điều này thể hiện rõ nhất qua sự sụt giảm của đồng AUD, vốn đặc biệt nhạy cảm với triển vọng nhu cầu ở Trung Quốc.

Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết họ sẽ ngừng công bố số ca nhiễm hàng ngày, khiến các nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn hơn trong việc đánh giá tác động kinh tế.

JPY tăng nhẹ so với USD khi các nhà giao dịch đắn đo về khả năng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) tăng lãi suất vào năm tới sau khi bất ngờ điều chỉnh lãi suất mục tiêu 10 năm vào tuần trước.

Các số liệu vào thứ Sáu cho thấy thước đo lạm phát chính của Nhật Bản tiếp tục tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 1981, điều này có thể thúc đẩy nhiều nhà đầu tư đặt cược hơn vào sự thay đổi của BoJ.

Trong khi đó, các cổ phiếu của Phố Wall đã kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu với mức tăng khi các nhà đầu tư ‘tiêu hóa’ dữ liệu PCE m/m được công bố vào tuần trước (đúng như dự kiến là 0.2%) cho thấy lạm phát của Hoa Kỳ đang tiếp tục giảm bớt và các đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang đang dần giúp họ đạt được mục đích.

Điều đó cung cấp một số hỗ trợ cho các thị trường Châu Á, mặc dù các cổ phiếu công nghệ trên sàn S&P 500 và Nasdaq 100 tiếp tục ghi nhận tuần giảm thứ ba liên tiếp.

Nhìn lại cả năm đối với chứng khoán toàn cầu, năm 2022 là năm có hiệu suất tồi tệ nhất trong hơn một thập kỷ.

Chứng khoán toàn cầu sụt giảm hàng năm lớn nhất kể từ năm 2008
Chứng khoán đang giảm sâu trong bối cảnh lạm phát, rủi ro suy thoái

Global Stocks Biggest Annual Drop Since 2008 | Equities are nursing deep declines amid inflation, recession risks

Stephen Innes, đối tác quản lý tại SPI Asset Management, viết trong một ghi chú: “Fed đã nói với chúng tôi rằng họ sẽ thắt chặt các điều kiện tài chính cho đến khi một cuộc suy thoái hoặc điều gì đó xả ra. Giờ không phải là một thời điểm thích hợp để sở hữu các tài sản đầu cơ, đặc biệt là các loại tài sản dài hạn, bản thân tiền mặt là thứ tốt nhất để đầu tư.”

Sẽ không có giao dịch mua bán chứng khoán vào Thứ Hai của Trái phiếu Kho bạc, điều này đã kết thúc phiên giao dịch nghỉ lễ ngắn giảm vào thứ Sáu (23/12). Lợi suất kỳ hạn 10 năm chuẩn tăng cao nhất vào tuần trước kể từ đầu tháng 4, đóng phiên thứ Sáu khoảng 3.75%.

Dữ liệu vào thứ Sáu cho thấy Fed theo dõi chặt chẽ các thước đo lạm phát và chi tiêu của người tiêu dùng đình trệ. Kỳ vọng lạm phát trong năm tới của người tiêu dùng cũng giảm trong tháng này xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6/2021, cuộc khảo sát của Đại học Michigan cho thấy.

Ở thị trường tiền điện tử, Bitcoin đi ngang dưới ngưỡng 17,000 USD vào thứ Hai khi thế giới tiền điện tử tiếp tục ‘quay cuồng’ sau sự sụp đổ của FTX.

Về hàng hóa, từ dầu mỏ đến vàng và đồng đều tăng ở phiên ngày thứ Sáu. Dầu có mức tăng hàng tuần đáng kể khi Nga cho biết họ có thể cắt giảm sản lượng dầu thô để đối phó với mức giá trần do Nhóm G7 áp đặt đối với hàng xuất khẩu của họ, làm tăng cao những rủi ro đối với nguồn cung toàn cầu trong năm mới.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bị bán tháo quá mức, liệu đồng đô la Mỹ sắp bật tăng trở lại?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Bị bán tháo quá mức, liệu đồng đô la Mỹ sắp bật tăng trở lại?

Sau khi rơi xuống mức thấp nhất kể từ cuối năm ngoái, đồng đô la Mỹ đang phát đi tín hiệu có thể bật trở lại. Các chỉ báo kỹ thuật và nhu cầu trái phiếu Mỹ từ các ngân hàng trung ương nước ngoài đều cho thấy đợt giảm vừa qua có thể đã đi quá xa — mở ra cơ hội phục hồi ngắn hạn cho đồng bạc xanh.
Chính sách thuế quan của Trump rúng động ngành dầu mỏ Hoa Kỳ tại những bang trung thành với đảng Cộng Hòa
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Chính sách thuế quan của Trump rúng động ngành dầu mỏ Hoa Kỳ tại những bang trung thành với đảng Cộng Hòa

Cuộc chiến thương mại toàn cầu của Donald Trump đang đe dọa chính những bang đã bỏ phiếu ủng hộ tổng thống đảng Cộng hòa vào năm ngoái: North Dakota, bang sản xuất dầu mỏ, cũng như ngáng đường kế hoạch thúc đẩy sản xuất nhiên liệu hóa thạch ở bang này của tổng thống.
Hoa Kỳ Áp Thuế Lên Đến 3,521% Đối Với Nhập Khẩu Năng Lượng Mặt Trời Từ Đông Nam Á
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Hoa Kỳ Áp Thuế Lên Đến 3,521% Đối Với Nhập Khẩu Năng Lượng Mặt Trời Từ Đông Nam Á

Hoa Kỳ áp đặt các mức thuế mới cao tới 3,521% đối với nhập khẩu năng lượng mặt trời từ bốn quốc gia Đông Nam Á, mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất trong nước đồng thời làm gia tăng những khó khăn vốn đã đe dọa sự phát triển năng lượng tái tạo của quốc gia.
Đồng Đô la Mỹ cùng chứng khoán lao dốc nhưng tiền ảo tăng giá khi Trump tăng áp lực lên Fed
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Đồng Đô la Mỹ cùng chứng khoán lao dốc nhưng tiền ảo tăng giá khi Trump tăng áp lực lên Fed

Thị trường tiền ảo đã tránh được sự sụp đổ do đợt công kích mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm vào Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell, trong khi điều này đã khiến thị trường chứng khoán Mỹ sụt giảm và đồng Đô la Mỹ tiếp tục suy yếu do sự bất ổn.
Ngành hàng không có thể sẽ thất thoát 22 tỷ USD sau khi chính sách miễn thuế "de minimis" bị bãi bỏ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Ngành hàng không có thể sẽ thất thoát 22 tỷ USD sau khi chính sách miễn thuế "de minimis" bị bãi bỏ

Mỹ dự kiến vào tháng tới sẽ hủy bỏ quyền miễn thuế đối với các lô hàng giá trị thấp từ Trung Quốc và Hồng Kông, kết hợp với mức thuế 145% mới đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, có thể gây tổn thất hơn 22 tỷ USD doanh thu từ ngành vận tải hàng không trong ba năm và khiến hàng nghìn người bán hàng trực tuyến với mô hình giao hàng trực tiếp đến người tiêu dùng phải đóng cửa.
Người lao động Mỹ sẵn sàng chấp nhận mức lương thấp hơn cho công việc mới
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Người lao động Mỹ sẵn sàng chấp nhận mức lương thấp hơn cho công việc mới

Theo khảo sát của Fed New York, người dân Hoa Kỳ đã thể hiện cái nhìn tiêu cực hơn đối với thị trường lao động trong tháng 3, biểu hiện qua việc các đối tượng tham gia khảo sát đã điều chỉnh giảm đáng kể mức lương tối thiểu họ sẵn sàng chấp nhận để đảm nhận một vị trí công việc mới.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ