Nga cắt giảm sản lượng dầu 700,000 thùng/ngày vào tháng 3

Nga cắt giảm sản lượng dầu 700,000 thùng/ngày vào tháng 3

10:03 10/04/2023

Chính phủ cam kết sẽ cắt giảm 500,000 thùng. Dữ liệu của bộ năng lượng Nga không khớp với số liệu xuất khẩu đường biển và nhà máy lọc dầu.

Bộ Năng lượng Nga cho biết quốc gia này đã giảm sản lượng dầu khoảng 700,000 thùng/ngày vào tháng trước.

Tuy nhiên, con số đó không khớp với dữ liệu xuất khẩu đường biển tháng 3 của quốc gia và nguồn cung cấp cho các nhà máy lọc dầu trong nước - làm tăng thêm sự không chắc chắn về lượng dầu mà Nga thực sự bơm.

Điện Kremlin cam kết cắt giảm sản lượng dầu thô 500,000 thùng mỗi ngày trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 12 để “trả đũa” các hạn chế thương mại của phương Tây và mức trần giá bị các nước G-7 áp. Mức giảm công bố cao hơn 40%, theo dữ liệu của Bộ Năng lượng.

Tám thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), bao gồm cả Ả rập Xê út, đã đồng ý cắt giảm tự nguyện từ tháng 5, nâng tổng mức cắt giảm lên hơn 1.6 triệu thùng/ngày với nỗ lực ổn định thị trường toàn cầu. Quyết định bất ngờ này đã thúc đẩy giá dầu tăng và tạo tiền đề cho giá dầu thô kiểm tra lại mốc 100 USD/thùng.

Theo Phó Thủ tướng Alexander Novak, Nga sẽ cắt giảm sản lượng dầu thô dựa trên sản lượng của tháng Hai làm cơ sở. Các tính toán của Bloomberg dựa trên dữ liệu ngành cho thấy sản lượng của tháng đó là 10.1 triệu thùng/ngày.

Dữ liệu của Bộ Năng lượng cho biết các nhà sản xuất đã bơm trung bình 1.285 triệu tấn dầu thô/ngày, tương đương với hơn 9.4 triệu thùng, có nghĩa là nguồn cung bị cắt giảm tổng cộng gần 700,000 thùng mỗi ngày vào tháng trước.

Tổng sản lượng dầu thô và khí ngưng tụ trong tháng 3 của quốc gia đạt trung bình 1.413 triệu tấn, tương đương với 10.36 triệu thùng/ngày, so với 11.1 triệu thùng/ngày trong tháng 2.

Dữ liệu cho thấy tổng lượng cắt giảm trung bình là 740,000 thùng/ngày.

Nga không công bố số liệu thống kê dầu của mình vào năm ngoái do tính chất “nhạy cảm”, gây khó khăn cho việc đánh giá tình hình cắt giảm nguồn cung ngoài sự đảm bảo của các quan chức năng lượng.

Do đó, các bên quan sát đã bắt đầu theo dõi hoạt động xuất khẩu dầu trên biển của quốc gia này và tỷ lệ chế biến dầu trong nước để làm thước đo cho ước tính sản lượng dầu thô. Tuy nhiên, cả hai chỉ số đều không có dấu hiệu suy giảm trong tháng trước.

Tải lượng dầu thô trung bình trong 4 tuần của quốc gia tính đến ngày 31/3 đạt mức cao nhất kể từ tháng 6, trong khi sản lượng ở các nhà máy lọc dầu của Nga gần như không đổi, theo số liệu của Bloomberg.

Bộ Năng lượng Nga chưa thể phản hồi ngay lập tức về dữ liệu sản xuất tháng 3 và điều gì đã thúc đẩy các cam kết cắt giảm.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nhu cầu lưu trữ dầu tại Mỹ tăng vọt giữa lo ngại nguồn cung OPEC+
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nhu cầu lưu trữ dầu tại Mỹ tăng vọt giữa lo ngại nguồn cung OPEC+

Nhu cầu lưu trữ dầu thô tại Mỹ tăng mạnh lên mức tương đương thời kỳ đại dịch, khi giới giao dịch lo ngại về đợt tăng nguồn cung mới từ OPEC+. Giá dầu giảm sâu đã khuyến khích tích trữ, trong khi các yêu cầu lưu trữ kéo dài tới tận tháng 1 năm sau cho thấy tâm lý thị trường tiêu cực vẫn chiếm ưu thế.
Giá dầu giảm do tồn kho Mỹ tăng và căng thẳng Mỹ-Iran leo thang
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Giá dầu giảm do tồn kho Mỹ tăng và căng thẳng Mỹ-Iran leo thang

Giá dầu giảm nhẹ sau khi tồn kho dầu thô và nhiên liệu của Mỹ bất ngờ tăng, làm dấy lên lo ngại về nhu cầu. Nhà đầu tư giữ tâm lý thận trọng giữa lúc Mỹ và Iran chuẩn bị bước vào vòng đàm phán hạt nhân mới, trong bối cảnh lo ngại Israel có thể tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran. Triển vọng giá dầu vẫn chịu nhiều áp lực từ các yếu tố địa chính trị và cung-cầu.
Nhu cầu vàng của Trung Quốc trở lại mạnh mẽ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Nhu cầu vàng của Trung Quốc trở lại mạnh mẽ

Vàng một lần nữa nhận được sự hỗ trợ lớn từ các nhà đầu tư Trung Quốc, và nhu cầu từ đại lục đang giúp đẩy kim loại quý tiến gần hơn đến mức đỉnh lịch sử của tháng trước khi tất cả các cấp của hệ thống Trung Quốc dường như đang kỳ vọng vào kim loại quý này trong dài hạn.
Vàng tăng giá mạnh do căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Vàng tăng giá mạnh do căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông

HĐTL vàng kéo dài chuỗi tăng sang ngày thứ ba liên tiếp khi nhà đầu tư tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông có khả năng leo thang. Hợp đồng tháng 6 năm 2025 giao dịch sôi động nhất tăng 34.50 USD, tương đương 1.05%, đóng cửa ở mức 3,319.10 USD.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ