Nhật Bản tăng cường cảnh báo can thiệp tiền tệ sau khi USDJPY tăng mạnh

Nhật Bản tăng cường cảnh báo can thiệp tiền tệ sau khi USDJPY tăng mạnh

Trần Minh Đức

Trần Minh Đức

Junior Analyst

10:01 01/11/2023

Các trader đang đổ xô bán đồng yên, khiến chính quyền Nhật Bản đứng trước nguy cơ một lần nữa sẽ phải can thiệp tiền tệ.

Tỷ giá USDJPY giảm xuống từ mức đỉnh của năm vào hôm nay sau khi Masato Kanda, Thứ trưởng Bộ tài chính, cho biết các nhà chức trách sẵn sàng hành động nếu cần.

“Chúng tôi đã sẵn sàng hành động,” Kanda nói với các phóng viên. “Nhưng tôi chưa thể công bố hành động của chúng tôi và khi nào - chúng tôi sẽ đưa ra những đánh giá tổng thể và những đánh giá trong tình trạng khẩn cấp.”

Đồng JPY đã ghi nhận mức giảm trong ngày lớn nhất kể từ tháng 4 vào thứ Ba sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản điều chỉnh mức trần lợi suất trái phiếu cho thấy sự thay đổi của chính sách siêu nới lỏng sẽ diễn ra chậm và từ từ.

Sau nhận xét của Kanda, tỷ giá USDJPY tăng lên mức 151.40, tăng 1.7% vào thứ ba.

Nếu tỷ giá chạm mức 152 sẽ khiến các quan chức phải đưa ra các biện pháp hành động để hỗ trợ đồng yên như một năm trước. Sự biến động tỷ giá USDJPY tăng hơn 2 đơn vị trong vòng chưa đầy một ngày giống với mức độ biến động khiến Nhật Bản phải chi hơn 60 tỷ USD để mua đồng tiền này trên thị trường vào năm ngoái. Tỷ giá EURJPY cũng tăng lên mức cao nhấtkể từ năm 2008 vào thứ ba.
Kanda nói: “Chúng tôi rất lo ngại về những biến động đột ngột, một chiều của tỷ giá. Các yếu tố cơ bản không thể khiến đồng tiền biến động vài đơn vị trong một đêm.”

Tuy nhiên, các trader tỏ ra không mấy lo ngại rằng Nhật Bản sẽ bắt đầu mua đồng yên để ngăn chặn đà trượt dốc của đồng tiền này. Việc gia tăng đầu cơ vào USD chỉ ra những kỳ vọng vào sự suy yếu của JPY, trong khi các quỹ bổ sung vị thế bán sau cuộc họp của BOJ.

Chiến lược gia thị trường Charu Chanana của Ngân hàng Saxo cho biết: “Ngân hàng Nhật Bản lại bị áp đảo một lần nữa. Đồng yên đã quay trở lại giảm và với việc 150 không con là kháng cự của USDJPY, chúng ta có thể thấy được tỷ giá đang kiểm tra vùng 152,” cô nói và lưu ý rằng nó thậm chí có thể chạm tới 155.


BOJ hôm thứ Ba tiếp tục nới lỏng kiểm soát lợi suất trái phiếu, cho biết mức trần hiệu dụng 1% đối với nợ chính phủ kỳ hạn 10 năm hiện được coi là điểm tham chiếu.

Nhưng đây vẫn là thách thức của thế giới trước chính sách diều hâu của các ngân hàng trung ương lớn khác, khiến lợi suất trái phiếu Nhật Bản vẫn giao dịch thấp hơn nhiều so Mỹ và Châu Âu. Điều đó đang tạo ra lực kéo giảm giá liên tục đối với đồng yên khi các nhà đầu tư Nhật Bản luân chuyển vốn sang nơi khác để đạt được lợi suất cao hơn.

Nếu không có bất kỳ sự can thiệp trực tiếp nào, các trader và chiến lược gia ngoại hối cho rằng cần phải có sự thay đổi chính sách tiền tệ thực chất hơn - và thu hẹp chênh lệch lợi suất giữa Mỹ và Nhật Bản - sẽ là cần thiết để ngăn chặn sự trượt giá của đồng yên. Tỷ giá USDJPY đã tăng hơn 13% trong năm nay.

Aninda Mitra, chiến lược gia đầu tư và vĩ mô tại BNY Mellon Investment Management ở Singapore, cho biết quyết định của BOJ “có thể không đủ để đưa giá trị đồng tiền này tăng. Để điều đó xảy ra, có thể cần phải có một chính sách xoay trục ôn hòa từ Fed.”

Vào thứ Ba, đồng USD đã chấm dứt chuỗi giảm gần đây trước thềm cuộc họp FOMC vào thứ Tư. Người ta kỳ vọng rằng Fed sẽ giữ lãi suất ổn định đồng thời nhấn mạnh cam kết thắt chặt chính sách tiền tệ cho đến khi lạm phát được kiềm chế.

Một số nhà đầu tư cho rằng sự trượt giá của đồng yên cuối cùng có thể thúc đẩy BOJ thắt chặt chính sách tiền tệ. Sự thay đổi chính sách có thể hỗ trợ đồng tiền này, mặc dù không có dấu hiệu nào cho thấy điều đó diễn ra trong ngắn hạn.

Spencer Hakimian, giám đốc điều hành cho biết: “Với sự suy yếu gần đây của đồng yên, ngay cả sau khi Ngân hàng Nhật Bản điều chỉnh kiểm soát đường cong lợi suất và sự phụ thuộc của Nhật Bản vào nhập khẩu hàng hóa, chúng tôi sẽ không ngạc nhiên khi thấy BOJ từ bỏ YCC hoàn toàn vào năm 2024. Do đó, chúng tôi có thể dự đoán giá trị của đồng yên ở mức này.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

USD: Hy vọng một vài tin tức tích cực từ Canada – ING
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

USD: Hy vọng một vài tin tức tích cực từ Canada – ING

Những giai đoạn ít tin tức thường là thước đo hữu ích về thiên hướng cơ bản của thị trường ngoại hối. Tính đến thời điểm này trong tuần, xu hướng gia tăng vị thế bán khống USD đã rất rõ ràng, mặc dù đồng bạc xanh vẫn bị định giá thấp đáng kể so với hầu hết các tiền tệ G10 khi xét theo các động lực ngắn hạn như lãi suất và chênh lệch cổ phiếu.
HKD giảm sâu do hoạt động carry trade làm chao đảo thị trường
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

HKD giảm sâu do hoạt động carry trade làm chao đảo thị trường

Đồng đô la Hồng Kông đang ngày càng tiến gần đến giới hạn thấp nhất trong biên độ giao dịch khi lãi suất địa phương giảm sâu, thúc đẩy các nhà đầu tư đua nhau vay đồng tiền này để thực hiện carry-trade. Với sự chênh lệch kỷ lục giữa lãi suất Hồng Kông và Mỹ, thị trường đang chứng kiến một làn sóng biến động mạnh, khiến đồng đô la Hồng Kông có nguy cơ giảm giá sâu hơn trong thời gian tới.
Các đồng tiền châu Á tăng giá khi USD giảm do lo ngại về dự luật thuế của Trump và cuộc họp G7
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Các đồng tiền châu Á tăng giá khi USD giảm do lo ngại về dự luật thuế của Trump và cuộc họp G7

Hầu hết các đồng tiền châu Á đã tăng giá vào thứ Tư khi USD suy yếu do sự bất ổn về dự luật cắt giảm thuế của Tổng thống Donald Trump và sự thận trọng của nhà đầu tư trong bối cảnh cuộc họp của các bộ trưởng tài chính G7 đang diễn ra, vốn thường tập trung vào các vấn đề ngoại hối. Các nhà đầu tư đánh giá dữ liệu cán cân thương mại yếu kém của Nhật Bản, phản ánh tác động của thuế quan Mỹ. Thị trường cũng tiếp nhận các dấu hiệu cho thấy tâm lý đang xấu đi xung quanh thương mại Mỹ-Trung.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ