Pfizer - gã khổng lồ vươn lên từ những cuộc chiến

Pfizer - gã khổng lồ vươn lên từ những cuộc chiến

10:35 17/04/2021

Trải qua hơn 170 năm, Pfizer trở thành gã khổng lồ dược phẩm nhờ đi theo nhu cầu thời chiến và nghiên cứu không ngừng nghỉ.

Pfizer
Pfizer

Pfizer được thành lập năm 1849 bởi hai người Đức nhập cư vào Mỹ - Charles Pfizer và Charles Erhart. Cả hai là anh em họ, đều ở độ tuổi ngoài 20, xuất thân từ những gia đình giàu có với trình độ học vấn cao. Charles Pfizer là một nhà hóa học, còn Charles Erhart sản xuất bánh kẹo.

Họ đã vay 2.500 USD (tương đương 78.000 USD ngày nay) từ cha của Pfizer để thành lập một công ty hóa chất tinh chế. "Pfizer nhận ra rằng ở nước Mỹ non trẻ khi đó, gần như không ai đáp ứng được nhu cầu hóa chất đang ngày càng tăng", nhà nghiên cứu Jeffrey L. Rodengen bình luận.

Thoạt nhìn, sự kết hợp của một nhà hóa học và một người sản xuất bánh kẹo có vẻ kỳ quặc. Tuy nhiên, cứ nhìn tủ thuốc của bạn mà xem, chúng sẽ rất khó nuốt nếu không có phụ gia.

Vì thế, năm 1849, công ty Pfizer tung ra sản phẩm đầu tiên là loại thuốc chống ký sinh trùng có mùi vị như kẹo bơ cứng, kết hợp chuyên môn của Pfizer và Erhart. Thành công đó đã đặt nền tảng cho sự phát triển của công ty.

Phục vụ 2 cuộc chiến

Năm 1862, Nội chiến Mỹ bùng bổ, tạo ra nhiều tác động đến ngành dược phẩm non trẻ nước này. Giống như đối thủ cạnh tranh của họ là Squibb, nhu cầu thuốc giảm đau và sát trùng cho phe Liên minh tăng đột ngột đã tạo ra động lực lớn. Đến năm 1868, doanh thu của Pfizer đã tăng gấp đôi so với thời kỳ đầu cuộc chiến tranh. Các dòng sản phẩm của họ cũng mở rộng hơn rất nhiều.

Sau chiến tranh, Pfizer tiếp tục tập trung vào hóa chất công nghiệp cũng như thuốc, sản xuất axit citric cần thiết cho ngành công nghiệp nước giải khát mới nổi, tạo động lực cho các thương hiệu như Coca Cola và Dr Pepper vươn lên trong những năm 1880. Hoạt động này đã trở thành trụ cột của họ trong nhiều năm, giúp hãng liên tục phát triển. Bên cạnh đó, khi nguồn cung axit tartaric bị gián đoạn do nội chiến và thuế tăng, Pfizer tìm cách tự sản xuất để trở thành nhà cung cấp hóa chất hàng đầu tại Mỹ.

Erhart và Pfizer lần lượt qua đời vào năm 1891 và 1906, để lại một công ty 200 nhân viên cho Emil Pfizer - người giữ chức chủ tịch cho đến những năm 1940, cũng là thành viên cuối cùng của gia đình Pfizer tham gia quản lý công ty. Dưới sự quản lý của ông, chuyên môn của Pfizer về các phương pháp sản xuất khoa học đã phát triển vượt bậc.

Năm 1919, các nhà khoa học của họ đã đi tiên phong trong việc lên men nấm mốc của axit xitric từ mật đường, giúp hãng cắt được phụ thuộc vào nguồn cung trái cây họ cam quýt của châu Âu, vốn đã bị gián đoạn bởi Thế chiến I.

Họ đã phát triển một quy trình lên men trong bể sâu. Các nguyên tắc của quy trình này về sau được áp dụng để sản xuất penicillin. Việc này giúp Pfizer hưởng lợi khi vào năm 1941, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt kêu gọi ngành công nghiệp dược phẩm hỗ trợ sản xuất penicillin cho chiến tranh.

Hai nhà khoa học Jasper Kane và John McKeen của Pfizer đã đi tiên phong trong việc sản xuất hàng loạt penicillin. Họ tự hào tuyên bố "Hầu hết penicillin được đưa vào bờ cùng với lực lượng Đồng minh vào ngày D-Day (ngày tàu chiến đồng minh tấn công vào bờ biển Pháp 6/6/1944) là do Pfizer sản xuất".

Thuốc kháng sinh sau đó đánh dấu bước chuyển mình của Pfizer sang thời kỳ hiện đại. chuyển đổi sang Pfizer hiện đại. Terramycin lần đầu tiên được bán trên thị trường vào năm 1950, vừa là loại thuốc độc quyền đầu tiên của họ, vừa là loại thuốc đầu tiên mà công ty dùng trình dược viên để tìm khách hàng.

Pfizer bắt đầu quá trình quốc tế hóa lớn đầu tiên, khi mở rộng sang 9 quốc gia năm 1951. Các lĩnh vực mà Pfizer nghiên cứu cũng nhiều lên. Năm 1952, họ thành lập bộ phận nông nghiệp, bắt đầu bước vào lĩnh vực sức khỏe động vật. Năm 1953, họ mua lại Roerig, một chuyên gia về bổ sung dinh dưỡng. Thập niên 60 là thời điểm Pfizer kinh doanh "đa dạng nhất trong lịch sử", "trải dài từ thuốc viên đến nước hoa, hóa dầu đến các sản phẩm dành cho vật nuôi".

Trong suốt những năm 60 và 70, công ty tiếp tục đưa ra các loại thuốc mới. Họ mở rộng cơ sở nghiên cứu, tổ chức lại các hoạt động R&D và tăng chi tiêu cho lĩnh vực này của công ty từ 5% đến 15% doanh thu.

Quyết định này bắt đầu được đền đáp vào những năm 1980, với một loạt sản phẩm "bom tấn". Đầu tiên là chất ức chế COX Feldene, ra mắt vào năm 1980, nhanh chóng trở thành một trong những loại thuốc chống viêm bán chạy nhất trên thế giới. Sau đó là các sản phẩm như Glucotrol dùng trong điều trị tiểu đường, và Procardia, một chất chống tăng huyết áp. Họ đều đặn đưa ra "bom tấn" để tiếp tục bước lên những tầm cao mới suốt giai đoạn 1990 - 2000.

Thuốc statin Lipitor - được Warner-Lambert phê duyệt năm 1997 trước khi sáp nhập với Pfizer, đã trở thành loại thuốc kê đơn bán chạy nhất đến nay, mang về cho Pfizer 12 tỷ USD năm 2007, bằng một phần tư tổng doanh số của hãng. Viagra - loại thuốc ra đời trong những năm 1990 - ban đầu nhằm điều trị tăng huyết áp. Nhưng sau đó, nó được phát hiện có những tác dụng phụ "không mong muốn", khiến công ty nhanh chóng thay đổi chỉ định sang rối loạn cương dương.

Sóng gió 'ngai vàng'

Giống như hầu hết các công ty dược phẩm lớn khác, Pfizer phải đối mặt với nhiều tranh cãi khi là một trong những nhà sản xuất thuốc nổi tiếng nhất trên thế giới. Năm 2009, Pfizer nhận án phạt hơn 2 tỷ USD vì các hoạt động tiếp thị thuốc. Hãng tuyên bố sẽ đóng cửa một số lượng lớn các cơ sở sản xuất và R&D trên toàn thế giới.

Đầu những năm 2010, 40% doanh số bán hàng của Pfizer đến từ nhóm thuốc không được cấp bằng sáng chế. Họ cũng thất bại trong hàng loạt cuộc thử nghiệm từ thuốc chống cholesterol torcetrapib đến thuốc chống thoái hóa khớp.

Tuy nhiên, những thách thức này không làm lung lay mục tiêu phải duy trì vị trí thống lĩnh của Pfizer. Một sự kiện nổi bật giai đoạn đó là bổ nhiệm Jeff Kindler làm Giám đốc điều hành năm 2006. Kindler là một luật sư và là nhân viên tương đối mới, không có nhiều kinh nghiệm khoa học như các lãnh đạo tiền nhiệm. Tuy nhiên, điều này nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng tăng của các vấn đề pháp lý và tiếp thị so với R&D truyền thống. Kế nhiệm ông là Ian Read và sau đó là Albert Bourla.

Pfizer cũng rất thành thạo trong việc sử dụng ảnh hưởng để bảo vệ lợi ích của mình. Hãng đã chi 25 triệu USD cho vận động hành lang trong thời gian cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama thông qua luật cải cách chăm sóc sức khỏe.

Pfizer cũng là một trong những công ty thúc đẩy lệnh cấm đóng gói lại dược phẩm ở EU. Họ còn chi tiêu hào phóng cho hoạt động từ thiện, quyên góp thuốc điều trị AIDS cho các cộng đồng nghèo ở Mỹ và những nước đang phát triển.

Kỷ nguyên sáp nhập

Bước sang thiên niên kỷ mới, Pfizer thực hiện một loạt vụ sáp nhập lớn, lần lượt "nuốt chửng" Warner-Lambert vào năm 2000, Pharmacia và Upjohn năm 2002, Wyeth năm 2009 và Medivation năm 2016.

Năm 2015, công ty chi17 tỷ USD để mua lại Hospira, một công ty chuyên sản xuất thuốc tiêm và ống sinh học, vào thời điểm mà sinh học bắt đầu tạo ra làn sóng thực sự trên thị trường. Thỏa thuận này dường như là tiền đề cho kế hoạch của Pfizer nhằm tách mảng kinh doanh thuốc được bảo hộ bằng sáng chế khỏi danh mục đầu tư không có bằng sáng chế.

Vào năm 2017-2018, Pfizer cố gắng bán mảng thiết bị chăm sóc sức khỏe tiêu dùng, nhưng bên mua gồm Proctor & Gamble và GSK đã rút khỏi các cuộc đàm phán. Điều này khiến Pfizer thay đổi chiến thuật. Họ ký một thỏa thuận liên doanh với GSK, mang về tổng doanh thu hàng năm là 12,7 tỷ USD.

Tương tự, năm 2019, Pfizer công bố thỏa thuận hợp nhất mảng kinh doanh thuốc Upjohn với Mylan, đặt tên là Viatris. Thỏa thuận trị giá 12 tỷ USD, hoàn tất vào tháng 11/2020, tạo ra một khối tài sản khổng lồ với doanh thu hàng năm khoảng 19 - 20 tỷ USD và hoạt động tại 165 thị trường.

Tuy nhiên, kỷ nguyên này cũng được đánh dấu bằng hai vụ mua lại thất bại lớn, cả hai đều gây tranh cãi do ý định khai thác lỗ hổng thuế của Pfizer. Trong đó, nổi bật là vào năm 2014, công ty đưa ra lời đề nghị trị giá khoảng 100 tỷ USD để mua lại AstraZeneca (AZ) của Anh. Việc sáp nhập sẽ tạo ra công ty dược phẩm lớn nhất thế giới, đồng thời giúp Pfizer né các khoản thuế đắt đỏ của Mỹ đối với thu nhập từ nước ngoài.

Quốc hội Anh vào cuộc, nhấn mạnh tầm quan trọng của AZ đối với lĩnh vực khoa học đời sống của đất nước. AZ dường như cũng không quan tâm đến đề nghị này. Sau nhiều lần "chào giá hữu nghị" mà vẫn bị từ chối, Pfizer chốt đề xuất 69,3 tỷ bảng Anh (118 tỷ USD) nhưng vẫn bị AZ quay lưng.

Tuy nhiên, điều này không ngăn cản mong muốn của Pfizer chuyển trụ sở của mình ra khỏi Mỹ. Năm tiếp theo, hãng tiếp cận công ty Allergan của Ireland Pharma. Về mặt kỹ thuật, Allergan sẽ mua lại Pfizer và đổi tên theo công ty này, cho phép Pfizer nộp thuế theo quy định của Ireland. Dù vậy, thỏa thuận đã bị chính quyền Obama ngăn chặn.

Hào quang vẫn sáng

Bất chấp vài thất bại, Pfizer vẫn là một trong những công ty dược phẩm lớn nhất thế giới hiện nay, với hơn 100.000 nhân viên. Một nhà bình luận còn so sánh 38.000 trình dược viên của công ty như "ba quân đoàn". Và với việc họ trở thành một trong những công ty đầu tiên trên thế giới được phê duyệt vaccine Covid-19 - thông qua sự hợp tác với BioNTech, có vẻ như ngành dược sẽ còn tiếp tục được theo dõi hành trình đầy sắc màu mà Pfizer tạo ra.

Sự đa dạng và quy mô lớn của Pfizer cũng đồng nghĩa họ sẽ có sức mạnh để định hình tốt ngành công nghiệp dược phẩm trong thế kỷ 21. Với sự hiện diện trong hàng loạt lĩnh vực, từ phân tử nhỏ đến sinh học, tế bào gốc và hàng tiêu dùng, Pfizer có lẽ sẽ kỷ niệm 200 năm thành lập bằng vị thế vững chắc như 170 năm qua.

Link gốc tại đây

VNexpress

Broker listing

Cùng chuyên mục

Các nhà nhập khẩu Mỹ chạy đua xây dựng kho ngoại quan trong bối cảnh thuế quan của Trump
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Các nhà nhập khẩu Mỹ chạy đua xây dựng kho ngoại quan trong bối cảnh thuế quan của Trump

Hàng loạt công ty Mỹ đang gấp rút chuyển đổi kho thường thành kho ngoại quan để trì hoãn nghĩa vụ thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc trong bối cảnh chính sách thương mại không chắc chắn dưới thời Trump. Sự bùng nổ nhu cầu khiến giá thuê kho ngoại quan tăng vọt, quy trình xin cấp phép bị quá tải và tiềm ẩn nhiều rủi ro đầu tư. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn chấp nhận vì đây là cách linh hoạt nhất để bảo vệ dòng tiền giữa lúc chi phí và chính sách biến động liên tục.
GlobalWafers mở rộng đầu tư tại Mỹ giữa nhu cầu sản xuất chip tăng vọt
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

GlobalWafers mở rộng đầu tư tại Mỹ giữa nhu cầu sản xuất chip tăng vọt

GlobalWafers khánh thành nhà máy sản xuất wafer trị giá 3.5 tỷ USD tại Texas và công bố kế hoạch đầu tư thêm 4 tỷ USD vào Mỹ. Đây là nhà máy wafer tiên tiến đầu tiên tại Mỹ sau hơn hai thập kỷ, nhằm đáp ứng nhu cầu nội địa và giảm rủi ro từ thuế quan. Công ty kỳ vọng nhận 406 triệu USD trợ cấp từ chương trình CHIPS for America.
AI Trung Quốc lần đầu thay bác sĩ tuyến đầu tại Ả Rập Xê Út
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

AI Trung Quốc lần đầu thay bác sĩ tuyến đầu tại Ả Rập Xê Út

Startup Synyi AI của Trung Quốc vừa triển khai phòng khám đầu tiên trên thế giới tại Ả Rập Xê Út, nơi AI trực tiếp chẩn đoán và kê đơn cho bệnh nhân. Dự án thử nghiệm đánh dấu bước tiến lớn trong việc thay thế bác sĩ tuyến đầu bằng công nghệ, dù vẫn còn nhiều nghi ngại từ giới chuyên gia. AI hiện mới xử lý các bệnh hô hấp phổ biến và cần được phê duyệt để mở rộng thương mại.
Tại sao loại thuế khó hiểu nhất nước Anh cần được bãi bỏ?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Tại sao loại thuế khó hiểu nhất nước Anh cần được bãi bỏ?

Chỉ trong vòng chưa đầy sáu tháng, chính phủ Công đảng của Anh lại một lần nữa rơi vào cuộc tranh cãi gay gắt về đóng góp bảo hiểm quốc gia. Cuộc tranh luận mới nhất này đã phơi bày sự mơ hồ và rối rắm xung quanh loại thuế mà hàng chục triệu người phải đóng, song hầu như không ai thực sự hiểu rõ.
Giám đốc ODNI bị cáo buộc sa thải lãnh đạo tình báo vì động cơ chính trị
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Giám đốc ODNI bị cáo buộc sa thải lãnh đạo tình báo vì động cơ chính trị

Giám đốc Tình báo Quốc gia Tulsi Gabbard đối mặt chỉ trích sau khi sa thải hai lãnh đạo Hội đồng Tình báo Quốc gia vì bị cho là bất đồng quan điểm với chính quyền Trump. Báo cáo của NIC phủ nhận cáo buộc liên kết giữa băng đảng Venezuela và chính phủ Maduro, đi ngược lại lập luận pháp lý mà Nhà Trắng sử dụng. Quốc hội và CIA cảnh báo nguy cơ chính trị hóa hoạt động tình báo cấp cao.
Chênh lệch lợi suất trái phiếu doanh nghiệp ngắn hạn rủi ro hơn của Trung Quốc giảm xuống mức kỷ lục
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Chênh lệch lợi suất trái phiếu doanh nghiệp ngắn hạn rủi ro hơn của Trung Quốc giảm xuống mức kỷ lục

Đợt nới lỏng chính sách mới nhất của PBOC đã khiến chi phí vay giảm mạnh, thúc đẩy nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy để mua trái phiếu lợi suất cao, kéo phí rủi ro xuống mức thấp kỷ lục. Chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu doanh nghiệp hạng AA và trái phiếu chính phủ thu hẹp về mức thấp nhất kể từ 2007. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo đà tăng có thể sớm chững lại khi cơ hội arbitrage giảm dần và kỳ vọng kích thích mới yếu đi.
Cắt giảm xanh để giảm thuế: Nước Mỹ sẽ trả giá đắt
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cắt giảm xanh để giảm thuế: Nước Mỹ sẽ trả giá đắt

Đảng Cộng hòa đề xuất xóa bỏ các ưu đãi năng lượng sạch để tài trợ cho kế hoạch giảm thuế hàng nghìn tỷ USD, bất chấp hậu quả về khí hậu, chi phí sinh hoạt tăng và mất cơ hội việc làm. Những chính sách này đi ngược lại lợi ích của chính cử tri Cộng hòa, vốn đang hưởng lợi lớn từ Đạo luật Giảm lạm phát. Nếu không lên tiếng kịp thời, nước Mỹ sẽ phải trả giá lâu dài cho những tính toán thiển cận này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ