Quan chức Fed chưa chắc chắn về thời điểm cắt giảm lãi suất trong năm 2024

Quan chức Fed chưa chắc chắn về thời điểm cắt giảm lãi suất trong năm 2024

Phạm Anh Vũ

Phạm Anh Vũ

Junior Analyst

11:03 04/01/2024

Trong biên bản họp vừa công bố, các quan chức Fed vào tháng 12 đã kết luận rằng việc cắt giảm lãi suất sẽ xảy ra vào năm 2024, nhưng vẫn chưa xác định được thời điểm.

Tại cuộc họp, FOMC giữ nguyên lãi suất trong phạm vi 5.25% - 5.5%. Các thành viên cho biết họ dự kiến sẽ cắt giảm 75bps vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, họ vẫn chưa xác định được thời điểm thích hợp cho đợt cắt giảm đó.

Trong biên bản, các thành viên cho rằng lãi suất chính sách có thể đạt hoặc gần đạt đỉnh trong chu kỳ thắt chặt này, nhưng vẫn đồng ý rằng lộ trình chính sách thực tế sẽ phụ thuộc vào diễn biến của nền kinh tế”.

Các quan chức ghi nhận những tiến bộ đã đạt được trong quá trình giảm lạm phát. Họ cho biết các vấn đề về chuỗi cung ứng, vốn góp phần đáng kể vào sự gia tăng lạm phát đột biến vào giữa năm 2022, đã giảm bớt. Ngoài ra, họ cũng cho rằng thị trường lao động đang trở nên cân bằng hơn.

Hầu hết các thành viên trong hội đồng đều cho rằng lãi suất sẽ được giảm trong năm nay, dựa trên những dữ liệu kinh tế và triển vọng hiện tại về lạm phát.

Tuy nhiên, biên bản nhấn mạnh về sự không chắc chắn trong lộ trình chính sách. Một số thành viên cho biết có thể cần phải giữ lãi suất ở mức cao nếu lạm phát không giảm đủ mạnh, và những người khác muốn chờ đợi thêm từ dữ liệu.

Các quan chức nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phụ thuộc vào dữ liệu để đưa ra các quyết định về chính sách tiền tệ và tái khẳng định rằng lãi suất vẫn sẽ được giữ nguyên nếu cần thiết.

Bất chấp giọng điệu này từ các quan chức Fed, thị trường vẫn giữ kỳ vọng ngân hàng trung ương sẽ cắt giảm mạnh lãi suất vào năm 2024.

HĐTL quỹ Fed dự kiến có 6 lần cắt giảm 75bps trong năm nay, điều này sẽ đẩy lãi suất Quỹ Liên bang xuống phạm vi 3.75% - 4%.

Đầu ngày thứ Tư, Chủ tịch Fed Richmond, Thomas Barkin, cũng bày tỏ sự thận trọng về chính sách, nhấn mạnh về rủi ro khi thúc đẩy nền kinh tế "hạ cánh mềm" quá nhanh.

Biên bản chỉ ra rằng công cuộc chống lại lạm phát đã đạt được “tiến bộ rõ ràng”, với thước đo chi tiêu tiêu dùng cá nhân trong 6 tháng cho thấy tỷ lệ lạm phát đã giảm xuống dưới mức mục tiêu 2% của Fed. Tuy nhiên, mặc dù giá ở lĩnh vực năng lượng và hàng hóa thiết yếu giảm dần nhưng giá ở các lĩnh vực dịch vụ thiết yếu vẫn tăng cao hơn.

Các quan chức cũng đề cập đến nỗ lực của Fed trong việc giảm tỷ lệ nắm giữ trái phiếu trên bảng cân đối kế toán. Ngân hàng trung ương đã tiết kiệm được khoảng 1.2 nghìn tỷ USD bằng cách thu hồi số tiền đến hạn thay vì tái đầu tư như thường lệ.

Một số thành viên FOMC cho biết nên dừng chiến lược này khi nguồn dự trữ ngân hàng đã tăng nhiều trở lại. Các quan chức cho biết các cuộc thảo luận về vấn đề này sẽ bắt đầu sớm để giúp thị trường phản ứng tốt hơn.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nhận định đồng Yên Nhật và AUD/USD: Cán cân thương mại Nhật Bản sụt giảm mạnh
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Nhận định đồng Yên Nhật và AUD/USD: Cán cân thương mại Nhật Bản sụt giảm mạnh

Cán cân thương mại của Nhật Bản đã giảm xuống mức thâm hụt 115.8 tỷ vào tháng 4, làm tăng rủi ro suy thoái cho nền kinh tế. Nhu cầu trong nước và bên ngoài yếu có thể hạn chế các khoản cược tăng lãi suất của BoJ và gây áp lực lên nhu cầu JPY. AUD/USD phải đối mặt với rủi ro giảm giá vì dữ liệu tiền lương yếu có thể thúc đẩy kỳ vọng về việc RBA tiếp tục cắt giảm lãi suất trong quý này.
Thị trường ngày mai: Lợi suất và Home Depot được chú trọng khi thị trường tìm kiếm hướng đi
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Thị trường ngày mai: Lợi suất và Home Depot được chú trọng khi thị trường tìm kiếm hướng đi

Hợp đồng tương lai S&P 500 đang giao dịch thấp hơn trước giờ mở cửa sau chuỗi tăng sáu phiên liên tiếp thử thách độ bền của đợt tăng giá. Home Depot chuẩn bị báo cáo EPS 3.59 USD trên doanh thu 39.1 tỷ USD; triển vọng có thể cung cấp thông tin chi tiết về xu hướng của người tiêu dùng. Palo Alto Networks sẽ báo cáo sau giờ làm việc; định giá cao làm tăng sự tập trung vào hướng dẫn và tín hiệu nhu cầu.
Tranh chấp chip giữa Mỹ-Trung đe dọa thỏa thuận đình chiến mong manh - Thị trường cân nhắc gói kích thích của PBoC
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Tranh chấp chip giữa Mỹ-Trung đe dọa thỏa thuận đình chiến mong manh - Thị trường cân nhắc gói kích thích của PBoC

Việc hạn chế xuất khẩu chip làm bùng phát căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, đe dọa tiến trình mong manh trong các cuộc đàm phán thương mại công nghệ. Bắc Kinh cắt giảm LPR 1 năm và 5 năm xuống còn 3% và 3,5% để thúc đẩy nhu cầu tín dụng trong bối cảnh giảm phát và tiêu dùng yếu. Hang Seng tăng 17.38% YTD khi sự lạc quan về công nghệ bất chấp sự bùng phát của chiến tranh thương mại và những trở ngại kinh tế của Trung Quốc.