Lợi suất đã đảo chiều từ đường ranh giới của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản trong bối cảnh các hoạt động mua trái phiếu mới nhằm giữ lãi suất gần bằng 0 khi khoảng cách chính sách tiền tệ với Hoa Kỳ ngày càng mở rộng.
Các động thái can thiệp bằng lời nói lặp đi lặp lại từ các nhà chức trách Nhật Bản về sự suy yếu không ngừng của đồng Yên đã “rơi” vào những chiếc tai điếc và điều đó cho thấy đồng tiền Nhật Bản vẫn còn nhiều dư địa giảm giá.
Bài bình luận của Bộ trưởng Tài chính Suzuki về đồng Yên sáng nay đánh dấu một bước tiến xa hơn trong xu hướng can thiệp bằng lời nói. Đặc biệt, việc sử dụng thuật ngữ “xấu” (bad) – đồng Yên suy yếu khiến chi phí nhập khẩu tăng - đánh dấu một bậc mới trong giọng điệu của quan chức này.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có thể sẽ xem xét công bố những thay đổi đáng chú ý trong dự báo lạm phát và tăng trưởng vào cuối tháng này, chủ yếu do giá dầu và hàng hóa tăng vọt.
Đồng Yen có nhiều dư địa suy yếu hơn trong năm 2022 vì các phân tích cơ bản của nó vẫn cực kỳ tiêu cực. Những lý do “bearish” rõ ràng nhất - chính sách tiền tệ, tăng trưởng chậm chạp, phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng, nợ chính phủ khổng lồ - đã được đề cập rộng rãi trong những tuần gần đây và không cần phải nhắc lại.
Những ngày tồi tệ nhất đối với đồng Yen sẽ kết thúc nếu một cựu quan chức BoJ dự đoán đúng về việc ngân hàng trung ương nước này sẽ điều chỉnh kiểm soát lợi suất trái phiếu. Hideo Hayakawa, cựu thống đốc ngân hàng BoJ, cho biết động thái này có thể diễn ra ngay trong mùa hè này. Ông cho rằng nó sẽ giải quyết những lo ngại về đồng Yen suy yếu và sự bất mãn về lạm phát.
Có khả năng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cuối cùng sẽ bị buộc phải điều chỉnh chính sách tiền tệ nới lỏng của mình khi một cuộc vận động hành lang từ các doanh nghiệp làm dấy lên lo ngại về tác động tiêu cực từ đồng Yen yếu.