Giống như một con nai bị lóa mắt trong ánh đèn pha, trái phiếu kho bạc không không biết nên đi theo hướng nào sau những bình luận hawkish từ Chủ tịch Fed Atlanta Raphael Bostic và Chủ tịch Fed Dallas Robert Kaplan. Những nhận xét đó - với việc cả Bostic và Kaplan đều kỳ vọng tăng lãi suất đầu tiên vào năm tới - đã khiến lợi suất trái phiếu kỳ hạn 5 năm hoạt động kém hơn phần còn lại của đường cong, minh họa cho sự thay đổi trong quan điểm của nhà đầu tư.
Nếu đã nghi ngờ thì chớ đụng vào. Với việc Fed thay đổi giọng điệu đang thách thức quan điểm đồng thuận về đồng Dollar suy yếu, các nhà đầu tư dường như đang chuyển sang đồng Yên Nhật làm đồng tiền tài trợ (funding currency). Ví dụ, CAD/JPY đã phục hồi phần lớn nhịp giảm do FOMC.
Mặc dù các nhà đầu tư luôn có những phản ứng trái chiều với đồng Dollar, nhưng rõ ràng nó đã gạt bỏ thách thức từ đồng Yên và Franc Thụy Sĩ - vốn là đồng tiền trú ẩn truyển thống để soán "ngôi vị" này.
Bất kể kịch bản của thị trường diễn ra như thế nào trong tuần này, đồng đô la vẫn có triển vọng khả quan. Cho dù tâm lý lo ngại rủi ro có vẻ đang trỗi dậy - giống như những gì chúng ta đã thấy trong phiên Á sáng nay - hay những diễn biến của lợi suất của TPCP Hoa Kỳ mà chúng ta đã thấy vào tuần trước lại tiếp diễn, thì đồng bạc xanh vẫn được hưởng lợi.
Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn ngắn đang nới rộng đà tăng kể từ cuộc "tắm máu" hôm thứ Sáu - trong khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn dài hơn giảm trong phiên Á sáng nay.
Phố Wall đã trải qua giai đoạn "quay cuồng" trong tuần trước khi chỉ số S&P 500 giảm 1.9% - mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 2, sau ba tuần tăng liên tiếp.
Vàng kéo dài đà giảm sau nhịp giảm mạnh nhất trong 5 tháng khi Cục Dự trữ Liên bang đẩy nhanh tốc độ thắt chặt chính sách dự kiến trong bối cảnh lạc quan về thị trường lao động và lo ngại về lạm phát gia tăng.
Tỷ giá USD/JPY chạm mức cao nhất kể từ ngày 1 tháng 4 vào thứ Năm. Tuy nhiên, tiến trình tiếp theo có thể diễn ra chậm chạp, với một số mức kháng cự đang ở gần kề.