Các thị trường châu Á - Thái Bình Dương sẽ có một khởi đầu bi quan cho tuần mới sau đợt biến động trên Phố Wall vào thứ Sáu. Nasdaq 100 giảm hơn 3% và S&P 500 giảm 2.29%.
Chứng khoán châu Á mở cửa thấp hơn, các đồng tiền chính tăng giá so với đồng đô la Mỹ. Tuần mới được bắt đầu với tâm lý thận trọng sau khi chứng khoán Phố Wall tiếp tục giảm trong phiên giao dịch thứ Sáu tuần trước, và trước những diễn biến của Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc
Giới đầu tư trở nên bối rối với các động thái của đồng yên vào thứ Năm, sau khi nó giảm xuống mức thấp nhất trong ba thập kỷ khi chỉ số CPI của Mỹ tăng cao, nhưng bất ngờ đảo ngược gần như ngay lập tức, làm dấy lên nghi ngờ về khả năng can thiệp của chính phủ Nhật Bản.
Hoa Kỳ công bố dữ liệu CPI tháng 9 tiếp tục tăng, chạm ngưỡng 8.2% (so với dự đoán 8.1%), trong khi lạm phát lõi cán mốc 6.6% (con số đồng thuận là 6.5%).
Các đồng tiền châu Á dao động trong biên độ hẹp vào thứ Năm do lo ngại về việc Cục Dự trữ Liên bang ngày càng diều hâu trước dữ liệu lạm phát của Mỹ vẫn ở gần mức cao nhất trong 40 năm.
JPY tiếp tục suy yếu so với USD vào thứ Năm, gần mức thấp nhất trong 32 năm do chỉ số lạm phát nóng hơn dự kiến cộng thêm áp lực từ việc tăng lãi suất trên toàn cầu
Sự kết hợp giữa giá sản xuất cao hơn của Hoa Kỳ và sự bất ổn từ Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Haruhiko Kuroda đã tạo ra ảnh hưởng xấu tới đồng Yên.
Thị trường chứng khoán tại châu Á giảm điểm, tỷ giá đi ngang trong bối cảnh thị trường thận trọng chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ vào cuối ngày thứ Năm.
Trong trường hợp Bộ Tài chính muốn tránh viễn cảnh này và không muốn phải chi hàng tỷ dollar trong vô vọng, rủi ro sẽ nghiêng về việc đồng yên sẽ suy yếu hơn nữa, miễn là mọi thứ phù hợp với các yếu tố cơ bản và miễn là tốc độ sụt giá của nó không trở nên “quá mức”.
Áp lực bán tháo mới quay trở lại làm tăng suy đoán Nhật Bản sẽ lại can thiệp thêm lần nữa. Các quan chức Nhật Bản đang ở Washington để tham dự các cuộc họp G20