Đường cong lợi suất TPCP Mỹ 2s10s đã liên tục đảo ngược trong 625 ngày kể từ ngày 5/7/2022. Con số này vượt quá mức kỷ lục trước đó là 624 ngày vào tháng 8/1978.
Năm 2022, lạm phát tăng vọt, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất để ngăn chặn đà tăng lương. Giờ đây, khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, Fed lại đang phát đi tín hiệu sẵn sàng hạ lãi suất để ngăn chặn tình trạng cắt giảm việc làm, ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với việc lạm phát sẽ cao hơn đôi chút trong một thời gian.
PMI sản xuất Mỹ tháng 3 theo khảo sát của S&P Global tăng vọt lên mức cao nhất trong 22 tháng, đạt mức 52.5 cao hơn so với dự kiến 51.8. Trong khi đó, PMI dịch vụ tiếp tục giảm xuống còn 51.7 thấp hơn dự đoán là 52.
Phản ứng trên thị trường trái phiếu và thị trường chứng khoán dường như cho thấy mức trung vị “không thay đổi” của các điểm trong biểu đồ “Dot – Plot” cho năm 2024 là một dấu hiệu cho thấy Fed sẽ thực hiện 3 đợt cắt giảm lãi suất.
Josh Schiffrin, Giám đốc bộ phận chiến lược giao dịch của Goldman, lưu ý: “Nền kinh tế Mỹ vẫn mạnh mẽ ngay cả khi lãi suất ở mức cao, cùng những thay đổi hậu COVID như chi tiêu chính phủ tăng. Hơn thế nữa, một số quan chức Fed cho biết lãi suất trung lập đã tăng và sẽ tiếp tục tăng trong vài năm tới".
Căng thẳng giữa Mỹ với Trung Quốc gia tăng, Nhật Bản chấm dứt kiểm soát đường cong lợi suất, giá Bitcoin và hàng hóa tăng cao đều là những dấu hiệu cho thấy đà tăng của đồng USD có thể “sắp chạm giới hạn”, Lisa Shalett cảnh báo.
Khi các khoản vay kỳ hạn 1 năm trong chương trình BTFP của Fed đã đến hạn thanh toán, trong hai ngày qua, lượng reverse repo của Fed giảm mạnh xuống mức thấp nhất từ trước tới nay, ghi nhận dòng vốn rút ra hơn 107 tỷ USD.
PPI của Mỹ trong tháng 2 tăng cao hơn dự báo, do chi phí nhiên liệu và thực phẩm tăng cao, bằng chứng cho thấy lạm phát vẫn chưa hoàn toàn được kiểm soát.
CEO kiêm nhà sáng lập Citadel, ông Ken Griffin cho rằng Cục dự trữ liên bang nên tiến hành hạ lãi suất từ từ để tránh khả năng phải tăng lãi suất trở lại sau này.
Mặc dù có thể thị trường đã định giá khả năng báo cáo lạm phát nóng và điều này giải thích tại sao chứng khoán đang tăng nhẹ dù báo cáo CPI nóng hơn dự kiến, nhưng chắc chắn rằng - theo chuyên gia Chris Anstey của Bloomberg - đây không phải là tin tốt với Fed: CPI lõi tăng 0.4% trong thứ hai liên tiếp cho thấy rằng báo cáo tháng 1 không phải một sai số.
Sau báo cáo lạm phát vượt dự báo vào tháng 1, thị trường đã bắt đầu điều chỉnh tăng kỳ vọng rằng báo cáo tháng 2 sẽ nóng hơn. Nhưng từng đó là chưa đủ trước mức tăng 0.4% so với tháng trước và 3.2% so với cùng kỳ của CPI toàn phần.