Lạm phát ở Anh bất ngờ giảm lần đầu tiên trong ba tháng vào tháng 12, giữ vững hy vọng cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) vào tháng tới.
Giá trị vốn hóa của cổ phiếu Mỹ vượt xa cổ phiếu Anh, song phân tích chi tiết cho thấy chênh lệch định giá không lớn như vẻ ngoài. Yếu tố tăng trưởng dài hạn và tiềm năng từng công ty mới quyết định liệu cổ phiếu Anh có là "món hời" thực sự.
Các nhà đầu tư trái phiếu đang đánh hơi thấy cơ hội. Được tiếp thêm động lực từ làn sóng bán tháo trên thị trường trái phiếu chính phủ Anh, thị trường tài chính toàn cầu đang đồng loạt dấy lên cảnh báo về một cuộc khủng hoảng sắp diễn ra, kêu gọi hành động khẩn cấp và dự báo thời điểm đối mặt với áp lực nợ công đang cận kề. Giá trái phiếu đứng trước nguy cơ suy giảm mạnh với những hệ quả không thể lường trước.
Mối tương quan giữa Bitcoin và cổ phiếu công nghệ Mỹ ở mức cao nhất trong hai năm, cho thấy dữ liệu lạm phát Mỹ có thể tác động lớn đến xu hướng tiền mã hóa. Các nhà đầu tư cũng đang chuẩn bị cho sự biến động mạnh trong bối cảnh lễ nhậm chức của Trump sắp diễn ra.
Dữ CPI tháng 12 dự kiến ghi nhận tháng tăng thứ năm liên tiếp, làm dấy lên lo ngại về sự chững lại trong tiến trình giảm lạm phát, khi giá thuê nhà, dịch vụ du lịch và "hàng hóa lõi" đều có xu hướng đi lên.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã bơm một lượng lớn tiền mặt ngắn hạn vào hệ thống tài chính vào thứ Tư. Điều này nhằm tăng cường hỗ trợ thanh khoản trong bối cảnh thiếu hụt tiền mặt khi kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đang đến gần.
Báo cáo về giá tiêu dùng tại Mỹ sẽ cho thấy mức tăng đáng kể trong tháng thứ năm liên tiếp. Điều này, theo các chuyên gia dự báo, củng cố thêm khả năng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) tiếp tục duy trì chính sách lãi suất cao.
Các khoản vay mới do các ngân hàng Trung Quốc giải ngân đã ghi nhận mức sụt giảm đầu tiên kể từ năm 2011, phản ánh nhu cầu tài chính yếu kém trong nền kinh tế đang chịu áp lực từ giảm phát kéo dài và khủng hoảng bất động sản.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, các quyết sách mới của chính quyền Trump 2.0 đang thu hút sự chú ý đặc biệt từ giới phân tích và thị trường tài chính. Những yếu tố này không chỉ tác động đến tăng trưởng mà còn đặt ra thách thức lớn trong việc kiểm soát lạm phát và ổn định tiền tệ.
Trung Quốc quyết liệt bảo vệ đồng nội tệ trước áp lực từ đồng USD mạnh, khiến tình trạng thiếu hụt thanh khoản trong nước thêm trầm trọng và đẩy lãi suất huy động ngắn hạn lên mức cao nhất hơn một năm qua.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đang chuẩn bị bước vào một cuộc họp chính sách quan trọng vào tuần tới, với trọng tâm là việc cân nhắc tăng lãi suất trong bối cảnh các tín hiệu kinh tế tích cực ngày càng rõ nét.