Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm nay. Nguyên nhân được giải thích là do số ca lấy nhiễm Covid-19 lại gia tăng, sự gián đoạn chuỗi cung ứng vẫn tiếp tục và lạm phát cao hơn cản trở sự phục hồi kinh tế.
Giới đầu tư vàng đang có rất nhiều thứ để mất trước thềm cuộc họp FOMC tối nay. Từ đầu năm 2022 tới giờ, vàng đã trụ vững bất chấp lợi suất tăng mạnh. Sức chịu đựng của vàng vẫn còn một bài thử cuối: Chủ tịch Powell.
Các thông báo về chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang và Ngân hàng Trung ương Canada là những sự kiện quan trọng nhất trong lịch của tuần này. Sau các động thái lớn hơn vào thứ Hai, Đô la Mỹ và Canada đã rơi vào phạm vi giao dịch hẹp. Điều này trái ngược với các cổ phiếu bị bán tháo mạnh ở châu Á và đà giảm của cổ phiếu Mỹ trước thông báo của Cục Dự trữ Liên bang. Sự biến động dữ dội trên thị trường chứng khoán là một dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư đang lo lắng về việc cả hai ngân hàng trung ương sẽ thắt chặt như thế nào vào ngày mai.
Cục Dự trữ Liên bang dự kiến sẽ phát tín hiệu tại cuộc họp trong tuần này rằng họ đã sẵn sàng tăng lãi suất ngay sau tháng 3 và sẽ xem xét việc thắt chặt các chính sách khác, đảo ngược các chính sách lỏng lẻo mà họ đưa ra để giúp chống lại đại dịch.
Chúng tôi tin rằng có nhiều lý do khiến lạm phát vẫn ở mức cao, một phần xuất phát từ các chính sách tài khóa và tiền tệ chưa từng được áp dụng để nhằm giảm bớt tác động của đại dịch COVID-19.
Do đó, vàng vẫn có thể nhận được sự hỗ trợ tích cực vào năm 2022 ở mức khiêm tốn, từ các thị trường trang sức quan trọng, chẳng hạn như Ấn Độ.
Đợt điều chỉnh hiện tại trên thị trường chứng khoán có thể đang khiến giới đầu tư hoảng sợ, tuy nhiên sẽ không ngăn Cục Dự trữ Liên bang thay đổi lập trường chính sách hiện tại.
Vàng ổn định khi các nhà đầu tư cân nhắc lo ngại về việc Cục Dự trữ Liên bang thắt chặt hơn và sự lao dốc của tiền mã hóa, vốn cung cấp một yếu tố hỗ trợ cho tài sản trú ẩn truyền thống.
Chủ tịch ECB Christine Lagarde củng cố lập trường của bà rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu không thể rút tiền kích thích đại dịch với tốc độ như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, tổ chức vốn đang chuẩn bị tăng lãi suất vào tháng Ba.
Vàng hướng tới tuần tăng giá thứ hai liên tiếp khi các nhà đầu tư tìm kiếm biện pháp bảo vệ khỏi lạm phát trong bối cảnh lợi suất trái phiếu và cổ phiếu của Mỹ giảm.
Sự kiên cường của EUR trong tháng Một, sau năm giảm sâu nhất kể từ 2015, có lẽ mới là khởi đầu của đợt hồi phục, khi có rất nhiều tín hiệu củng cố sức mạnh cho EUR.
Theo Manulife Investment Management, Cục Dự trữ Liên bang có khả năng sẽ giảm bớt giọng điệu “diều hâu” của mình vào nửa cuối năm nay vì loại lạm phát ở Mỹ phần lớn là do chuỗi cung ứng thúc đẩy (supply-chain driven) chứ không phải do cầu kéo (demand pull).
Triển vọng lạm phát dường như không còn được quan tâm nhiều kể từ cuối tháng 12. CPI của Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong 40 năm là 7.1% và lạm phát của Đức đạt 5.3% vào tháng 12. Hơn nữa, kỳ vọng lạm phát vẫn ở mức cao và thị trường lao động ở cả Mỹ và châu Âu tiếp tục thắt chặt. Vào cuối năm 2021, lạm phát được thúc đẩy đặc biệt là do giá hàng hóa và đầu vào tăng nhưng lạm phát cơ bản cũng đã tăng lên ở khắp mọi nơi. Cơn ác mộng của ngân hàng trung ương về giá hàng hóa tăng và thị trường lao động thắt chặt thúc đẩy áp lực giá cả và tiền lương có lẽ đang trở thành sự thật.