Đồng nhân dân tệ có thể là một trong những đồng tiền được hưởng lợi nhiều nhất từ việc giá dầu tăng cao do mâu thuẫn từ OPEC +, mặc dù Trung Quốc là nước nhập khẩu ròng dầu thô.
Dầu đã tăng lên mức cao nhất trong gần ba năm vào hôm thứ Hai sau khi các cuộc đàm phán giữa OPEC và các đồng minh sản xuất dầu bị hoãn vô thời hạn, trong đó nhóm đã không đạt được thỏa thuận về chính sách sản xuất cho tháng 8 và các tháng sau đó.
Dầu thô có nhiều lý do để lên được $100/thùng trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn, năng lượng xanh có thể chấm dứt hoàn toàn những đợt bùng nổ của vàng đen.
Sự bế tắc tại OPEC + nhấn mạnh những trở ngại đối với đà tăng của dầu thô, khi nó tiến gần đến mức đỉnh năm 2018. Sự kiên định của U.A.E đã làm nổi bật tính cứng rắn trong việc duy trì nguồn cung dầu giảm khi của chúng vẫn tiếp tục tăng cao.
Ả Rập Xê-út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã gia tăng căng thẳng khi bế tắc trong cuộc cãi vã ngoại giao hiếm hoi giữa các đồng minh lâu năm khiến thị trường phải tự suy đoán mức sản lượng mà nhóm này sẽ đem ra thị trường trong tháng tới.
Giá dầu đã tăng hơn 45% trong 6 tháng đầu năm 2021, tiến đén mức 80 USD/thùng lần đầu tiên sau hơn hai năm rưỡi. Các nhà phân tích tại Phố Wall tin rằng có khả năng thị trường dầu thô còn tăng cao hơn nữa trong những tháng tới, mặc dù không phải ai cũng tin là như vậy.
"Mong đợi điều bất ngờ" là một câu thần chú khi nói đến các cuộc họp của OPEC +. Lần này, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã phá bỏ hoàn toàn kỳ vọng khi có ý kiến trái chiều với thỏa thuận vào phút chót. Điều đó khiến các nhà đầu tư dầu mỏ và ngân hàng trung ương căng thẳng trước khi cuộc họp OPEC+ được tiến hành vào thứ Sáu.
Giá dầu đã tăng khoảng 2% vào thứ Năm nhờ các dấu hiệu cho thấy các nhà sản xuất OPEC+ sẽ tăng sản lượng chậm hơn dự kiến những tháng tới, trong bối cảnh nhu cầu nhiên liệu toàn cầu lớn hơn nguồn cung