Tiêu dùng cá nhân tại Mỹ tăng nhanh, tiếp tục gây áp lực lạm phát cao

Tiêu dùng cá nhân tại Mỹ tăng nhanh, tiếp tục gây áp lực lạm phát cao

Anh Tùng, CFA

Anh Tùng, CFA

Senior Analyst

21:07 30/07/2021

Tiêu dùng cá nhân của Hoa Kỳ đã tăng nhanh hơn dự kiến ​​trong tháng 6, phản ánh sự gia tăng chi tiêu cho các dịch vụ, kéo theo lạm phát tiếp tục tăng.

Tăng trưởng tiêu dùng cá nhân tại Mỹ
Tăng trưởng tiêu dùng cá nhân tại Mỹ

Tiêu dùng cá nhân tại Mỹ tháng 6 tăng 1% so với một tháng trước đó, sau khi giảm 0.1% trong tháng 5, theo số liệu của Bộ Thương mại. Con số vượt mức ước tính trung bình trong một cuộc khảo sát của Bloomberg với các nhà kinh tế (0.7%). Điều chỉnh theo lạm phát, chi tiêu đã tăng 0.5%. Nhờ tiến độ tiêm chủng và sự mở cửa trở lại rộng rãi hơn của nền kinh tế, người tiêu dùng đã có niềm tin và tăng chi tiêu cho các dịch vụ như ăn uống cũng như mua hàng hóa. Chi tiêu hàng hóa vẫn duy trì ở mức cao hơn mức trước đại dịch, và chi tiêu ở các lĩnh vực dịch vụ bị đại dịch hoành hành tăng trưởng mạnh. 

Chi tiêu cho dịch vụ được điều chỉnh theo lạm phát đã tăng 0.8% so với tháng 5, đây là tháng tăng thứ 4 liên tiếp, trong khi chi tiêu thực tế cho hàng hóa giảm 0.2% trong tháng 6.

Chỉ số giá PCE, thước đo giá các mặt hàng tiêu dùng mà Fed sử dụng cho mục tiêu lạm phát, đã tăng 0.5% so với tháng trước, tương đương mức tăng 4% so với cùng kỳ năm trước. Nếu loại bỏ các mặt hàng như thực phẩm, năng lượng, lạm phát cơ bản trong tháng 6 đạt 3.5%, cao nhất kể từ năm 1991. Nhu cầu phục hồi nhanh chóng đã vượt quá nguồn cung, với việc các công ty đang phải vật lộn để tìm kiếm nhân công và đáp ứng nguồn cung nguyên liệu cần thiết cho sản xuất. Những ràng buộc đó đã đẩy giá lên cao hơn và ăn mòn sức mua của người Mỹ.

Thu nhập cá nhân tăng 0.1% trong tháng 6 sau hai tháng giảm liên tiếp. Trong khi đó, khoản tiền lương mà các doanh nghiệp chi trả đã tăng 0.8%, phản ánh sự gia tăng của mức lương và sự cải thiện của thị trường lao động. Chi phí việc làm trong khu vực tư nhân tăng 3.5% so với quý II năm ngoái, mức tăng lớn nhất kể từ năm 2007.

Tỷ lệ tiết kiệm giảm xuống mức thấp nhất trong thời gian đại dịch là 9.4% và gần mức 8.3% được thấy vào tháng 2/2020, trước cuộc khủng hoảng sức khỏe. Con số cho thấy thu nhập và chi tiêu đang được bình thường hóa khi các lĩnh vực dịch vụ dần mở cửa trở lại và viện trợ của chính phủ giảm dần.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Chứng khoán châu Âu lao đao do hy vọng hòa bình Ukraine suy giảm; CPI Vương quốc Anh tăng vọt
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Chứng khoán châu Âu lao đao do hy vọng hòa bình Ukraine suy giảm; CPI Vương quốc Anh tăng vọt

Các chỉ số chứng khoán châu Âu giảm nhẹ vào thứ Tư, khi nhà đầu tư đón nhận sự thất bại rõ ràng của các cuộc đàm phán hòa bình Ukraine cũng như lạm phát Vương quốc Anh cao hơn dự kiến. Chỉ số DAX index tại Đức giảm 0.2%, chỉ số CAC 40 tại Pháp giảm 0.3% và chỉ số FTSE 100 tại Vương quốc Anh giảm 0.2%.
Doanh số bán lẻ sắp tới, CEO Nvidia nói về kiểm soát chip của Mỹ - điều gì đang chi phối thị trường?
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Doanh số bán lẻ sắp tới, CEO Nvidia nói về kiểm soát chip của Mỹ - điều gì đang chi phối thị trường?

HĐTL chứng khoán Mỹ giảm vào thứ Tư, sau khi lợi suất trái phiếu kho bạc tăng nhẹ gây áp lực lên thị trường chứng khoán trong phiên trước đó. Thị trường đang hướng tới báo cáo doanh số bán lẻ mới, với các nhà đầu tư mong muốn có cái nhìn sâu sắc về tác động của thuế quan trừng phạt của Tổng thống Donald Trump đối với giá cả. Giám đốc điều hành Nvidia (NASDAQ:NVDA) Jensen Huang bình luận về việc Mỹ hạn chế xuất khẩu chip trí tuệ nhân tạo sang Trung Quốc, trong khi lạm phát ở Vương quốc Anh tăng vọt.
Giám đốc Nvidia Jensen Huang lên án lệnh cấm chip của Mỹ đối với Trung Quốc là ‘một thất bại’
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giám đốc Nvidia Jensen Huang lên án lệnh cấm chip của Mỹ đối với Trung Quốc là ‘một thất bại’

Giám đốc điều hành Nvidia Jensen Huang đã lên án các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ nhằm hạn chế Trung Quốc tiếp cận chip trí tuệ nhân tạo là “một thất bại”, vốn đã thúc đẩy các đối thủ Trung Quốc tăng tốc phát triển sản phẩm của riêng họ.
Căng thẳng Mỹ-Trung về chip có nguy cơ làm tổn hại thỏa thuận ngừng chiến thương mại
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Căng thẳng Mỹ-Trung về chip có nguy cơ làm tổn hại thỏa thuận ngừng chiến thương mại

Căng thẳng công nghệ Mỹ-Trung lại bùng phát, khi Bắc Kinh đe dọa hành động pháp lý chống lại bất kỳ ai thực thi các hạn chế của Washington đối với chip của Huawei Technologies, phủ bóng đen lên thỏa thuận ngừng chiến thương mại gần đây và các nỗ lực duy trì đối thoại.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ