Chỉ trong vòng ba tháng kể từ khi xuất hiện các báo cáo lần đầu tiên tại Trung Quốc về một loại virus hoàn toàn mới gây ra các triệu chứng viêm phổi bất thường, các nhà khoa học và chuyên gia y tế cộng đồng đã biết nhiều hơn về căn bệnh và cách thức hoạt động của nó so với thời điểm bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều câu hỏi mà họ chưa có câu trả lời rõ ràng.
Thị trường tài chính đã chứng kiến một tuần đầy biến động, tâm lý thị trường chuyển từ lo ngại những tác động từ Corronavirus sang chờ đợi những động thái kích thích tài chính từ các ngân hàng trung ương. Quốc hội Mỹ đã thông qua gói kích thích kinh tế 2,000 tỷ USD, điều này đã tác động tích cực đến tâm lý thị trường: SPX +10.26%, DJ +12.84%, DXY -3.57%, Gold +8.59%, Oil -6.84%, US10Y -19.86%.
Gói kích thích “siêu to khổng lồ” của Mỹ là thứ không hoàn hảo. Giống như các gói giải cứu trong quá khứ, lần in tiền này có thể để lại cảm giác bất công kéo dài
Nếu có một mô hình chuẩn cho quy trình tạo đáy giống như những gì chúng ta đã trải qua trong cuộc khủng hoảng 2008-2009, thị trường chứng khoán có thể sẽ phải xuống thấp hơn nữa trước khi thực sự phục hồi trở lại. Dưới đây là kết luận của Jeremy Hale và đồng nghiệp của ông tại Citigroup, sau khi quan sát các tín hiệu liên thị trường tại thời điểm S&P 500 tạo đáy năm 2009
Yên Nhật tăng so với toàn bộ rổ tiền tệ G-10 do nhu cầu mua JPY từ các công ty Nhật Bản tăng cao trước khi kết thúc năm tài khoá của nước này vào ngày 31/3. Trong khi đó, đồng USD hôm qua chứng kiến phiên giảm mạnh nhất so với nhóm G-10 kể từ năm 2009 trong bối cảnh tâm lý rủi ro phục hồi trên diện rộng do gói hỗ trợ $2000 tỷ đạt được thoả thuận. Thanh khoản USD trên thế giới cũng được cải thiện mạnh tuần này sau khi FED công bố bơm QE không giới hạn. Về yếu tố nội tại, đồng USD chịu sức ép khi Hoa Kỳ vượt qua Trung Quốc về số trường hợp nhiễm Covid-19 và trở thành tâm dịch trên toàn thế giới. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tuần qua của Mỹ cũng tăng cao hơn 4 lần so với mức kỷ lục cũ vào năm 1982.