Tín hiệu PMI của Mỹ: Áp lực lạm phát - mối đe dọa đối với giá tiêu dùng

Bùi Thu Phương
Junior Analyst
PMI sản xuất Mỹ tháng 3 theo khảo sát của S&P Global tăng vọt lên mức cao nhất trong 22 tháng, đạt mức 52.5 cao hơn so với dự kiến 51.8. Trong khi đó, PMI dịch vụ tiếp tục giảm xuống còn 51.7 thấp hơn dự đoán là 52.

PMI Dịch vụ - PMI sản xuất trong tháng 3
Bình luận của Kinh tế trưởng tại S&P Global Market Intelligence Chris Williamson:
"Việc mở rộng trong hoạt động ở cả ngành sản xuất và dịch vụ trong tháng 3 kết thúc quý đầu năm 2024 đầy khởi sắc của nền nền kinh tế Mỹ kể từ quý II/2023. Dữ liệu khảo sát cho thấy GDP quý tiếp theo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ cùng với đó là việc tuyển dụng ổn định khi các công ty tiếp tục công bố báo cáo tăng trưởng đơn hàng mới.
"Thông tin tích cực nhất đến từ lĩnh vực sản xuất, đang tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 5/2022, bắt nguồn từ nhu cầu cải thiện về hàng hóa cả trong và ngoài nước, tạo thêm niềm tin vào tình hình kinh doanh trong tương lai.''
“Trong khi đó, PMI dịch vụ cho thấy tốc độ mở rộng chậm hơn so với ngành sản xuất, giảm nhẹ so với mức 52.5 trong tháng 2 do áp lực chi phí sinh hoạt đang diễn ra. Tuy nhiên, các nhà cung cấp dịch vụ cũng ngày càng lạc quan hơn về triển vọng, với chỉ số PMI sản xuất đạt đỉnh 22 tháng vào tháng 3, cho thấy sự mở rộng kinh tế trong tháng 3 sẽ tiếp tục kéo dài vào mùa hè’'.
Tuy nhiên, không phải tất cả đều màu hồng và lạm phát đang quay trở lại:
“Chi phí tăng vọt, kết hợp với sức mạnh định giá trong bối cảnh nhu cầu tăng gần đây, đã khiến áp lực lạm phát tăng trở lại vào tháng Ba. Chi phí đã tăng do tăng trưởng lương và giá nhiên liệu tăng, đẩy lạm phát giá bán hàng hóa và dịch vụ lên mức cao nhất trong gần một năm.”
”Sự tăng vọt của giá cả từ mức thấp trong tháng Một, báo hiệu áp lực lạm phát không mong muốn đối với giá cả tiêu dùng trong những tháng tới." Đây không phải là điều mà Powell và phe dovish muốn thấy.
Bloomberg