Triển vọng S&P 500: Lợi suất có thể ngáng đường bao lâu?

Triển vọng S&P 500: Lợi suất có thể ngáng đường bao lâu?

Nguyễn Thanh Lịch

Nguyễn Thanh Lịch

Junior Analyst

05:00 02/06/2022

Chỉ số S&P 500 giảm trong ngày thứ hai liên tiếp khi dữ liệu sản xuất của Mỹ đẩy mạnh tăng lãi suất của Fed để hạ nhiệt nhu cầu và kiềm chế lạm phát.

Chỉ số S&P 500 suy yếu ngày thứ hai liên tiếp giảm 0.75% do áp lực từ việc lãi suất có thể tăng cao hơn. Lợi suất Mỹ tăng vọt nhờ dữ liệu kinh tế Mỹ mạnh mẽ, với lợi suất kỳ hạn 2 năm và 10 năm tăng xấp xỉ 10 điểm cơ bản lên lần lượt 2.66% và 2.94%, mức cao nhất trong khoảng hai tuần.

Chỉ số sản xuất ISM tháng 5 của Mỹ tăng lên mức 56.1 trong tháng 4. Dù mảng sản xuất ổn định là điều tích cực, Phố Wall coi cuộc khảo sát là "tin xấu" vì nó cho thấy chu kỳ thắt chặt hiện tại của Fed chưa đủ để hạ nhiệt lực cầu, yếu tố quan trọng để kiềm chế lạm phát.

FOMC đã tăng lãi suất lên 50bps vào tháng trước và báo hiệu rằng họ sẽ tiếp tục tăng tại các cuộc họp tháng 6 và tháng 7. Tuy nhiên, với nền kinh tế vững chắc, thị trường cho rằng sẽ có 60% khả năng tăng 50 điểm cơ bản vào tháng 9.

Nếu kỳ vọng diều hâu được củng cố và lợi suất tiếp tục tăng trong thời gian tới, chứng khoán sẽ khó phục hồi bền vững, đặc biệt là các cổ phiếu tăng trưởng và công nghệ. Tuy nhiên, cổ phiếu có thể ổn định hơn nếu dữ liệu kinh tế cho thấy khó có khả năng xảy ra suy thoái.

Bảng lương phi nông nghiệp và số liệu PMI ISM phi sản xuất sẽ là tâm điểm cuối tuần này.

Phân tích kỹ thuật S&P 500

Sau khi phục hồi hơn 7% từ đáy tuần trước, S&P 500 đã phải vật lộn để duy trì đà tăng, giảm lại trong hai phiên gần đây, một dấu hiệu của Dead Cat Bounce. Nhưng nếu chỉ số giữ trên hỗ trợ 4,070/4,050, phe bò vẫn sẽ còn động lực để đẩy lên kháng cự Fibonacci 38.2% tại 4,195.

Mặt khác, nếu phe bán tiếp tục chiếm ưu thế và đạp chỉ số xuống dưới 4,070/4,050, S&P 500 có thể giảm về mức tâm lý 4,000, sau đó là đáy năm 2022 gần 3,810.

Biểu đồ S&P500 (D1)

S&P 500 technical chart

Dailyfx

Broker listing

Cùng chuyên mục

IMF cảnh báo thương chiến sẽ làm suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

IMF cảnh báo thương chiến sẽ làm suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Niềm tin kinh tế toàn cầu đang lao dốc, thị trường tài chính biến động mạnh khi căng thẳng thương mại do Mỹ khơi mào khiến triển vọng tăng trưởng toàn cầu trở nên u ám. Cảnh báo này được đưa ra trong một báo cáo của Financial Times phối hợp với Viện Brookings, ngay trước thềm các cuộc họp mùa xuân của IMF và Ngân hàng Thế giới tại Washington trong tuần này.
Chứng khoán và đồng đô la trượt giá sau các chỉ trích của Trump nhắm vào Fed
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Chứng khoán và đồng đô la trượt giá sau các chỉ trích của Trump nhắm vào Fed

Chứng khoán châu Á và tương lai chứng khoán Mỹ trượt giá vào thứ Hai trong khi đồng đô la giảm mạnh, do lo ngại về thuế quan và những lời chỉ trích công khai của Tổng thống Donald Trump nhắm tới Cục Dự trữ Liên bang (Fed). Việc này đã ảnh hưởng đến tâm lý, đẩy giá vàng lên một mức cao mới.
Giá dầu sụt giảm giữa lo ngại chiến tranh thương mại và tiến triển cuộc đàm phán hạt nhân Iran
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Giá dầu sụt giảm giữa lo ngại chiến tranh thương mại và tiến triển cuộc đàm phán hạt nhân Iran

Thị trường dầu mỏ toàn cầu đang chứng kiến sự sụt giảm đáng kể khi giới đầu tư bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về tác động tiềm tàng của cuộc chiến thương mại do Hoa Kỳ khởi xướng đối với nhu cầu năng lượng thế giới. Diễn biến này diễn ra song song với tiến trình đàm phán giữa Washington và Tehran về chương trình hạt nhân của Cộng hòa Hồi giáo Iran.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ