Trung Quốc duy trì mục tiêu tăng trưởng, thị trường thận trọng

Trung Quốc duy trì mục tiêu tăng trưởng, thị trường thận trọng

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

15:03 05/03/2025

Mục tiêu tăng trưởng 5% và thâm hụt ngân sách 4% của Bắc Kinh không gây bất ngờ, phản ánh cam kết hỗ trợ kinh tế. Tuy nhiên, thị trường phản ứng trái chiều khi chưa thấy các biện pháp kích thích mạnh mẽ hơn.

Mục tiêu kinh tế của Trung Quốc đã gây ra phản ứng trái chiều trên thị trường. Một số nhà đầu tư hoan nghênh việc cam kết duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 5%, trong khi những người khác lại thất vọng vì các dự báo không có nhiều bất ngờ tích cực.

Chỉ số Hang Seng China Enterprises, đại diện cho cổ phiếu Trung Quốc niêm yết tại Hong Kong, đã tăng 2.6% trong phiên giao dịch sớm nhưng sau đó giảm xuống còn 1.8% vào giữa phiên sáng.

Trước thềm kỳ họp Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, nhiều ý kiến cho rằng Trung Quốc cần có các biện pháp mạnh mẽ hơn để thúc đẩy nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh các đòn thuế từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump làm gia tăng áp lực từ khủng hoảng bất động sản và giảm phát. Một số nhà quan sát nhận định Bắc Kinh có thể đang chủ động giữ lại các công cụ chính sách để đối phó với những diễn biến bất lợi trong tương lai.

Góc nhìn từ thị trường

Fiona Lim, chiến lược gia ngoại hối cấp cao tại Malayan Banking cho biết:

  • Các mục tiêu kinh tế của Trung Quốc phù hợp với kỳ vọng thị trường, điều này có thể lý giải phần nào sự suy yếu nhẹ của đồng CNY và đồng AUD.
  • Bất chấp quy mô kích thích kinh tế của Trung Quốc, môi trường hiện tại đang dần trở nên thuận lợi hơn cho đồng CNY.
  • Sức mạnh của nền kinh tế Mỹ đang bị nghi ngờ, trong khi đồng USD có xu hướng giảm.
  • "Các biện pháp trả đũa có chủ đích được công bố hôm qua phản ánh rõ lập trường của Trung Quốc – điềm tĩnh và hành động có tính toán."

Theo Homin Lee, chiến lược gia vĩ mô cấp cao tại Lombard Odier:

  • Mục tiêu tăng trưởng và thâm hụt ngân sách của Trung Quốc không gây bất ngờ, vì phần lớn đã nằm trong dự báo của thị trường.
  • Chính phủ dường như ưu tiên triển khai các biện pháp hỗ trợ tài khóa hiệu quả trước khi xem xét mở rộng thêm, tùy thuộc vào tác động của các đòn thuế quan trong quá trình đàm phán với chính quyền Trump.
  • Cách tiếp cận này phù hợp với dự báo của chúng tôi: Trước tiên nâng mục tiêu thâm hụt ngân sách lên 4%, sau đó có thể điều chỉnh giữa năm nếu ảnh hưởng từ chính sách của Trump trở nên rõ ràng hơn.

Theo Yuan Weitao, quản lý quỹ tư nhân Guofulianhe tại Tây An:

  • “Nếu các biện pháp tài khóa không vượt xa kỳ vọng, thị trường khó có phản ứng mạnh. Kể từ ngày 24/9, thị trường chủ yếu được nâng đỡ bởi thanh khoản dồi dào và kỳ vọng chính sách. Tuy nhiên, những yếu tố này đã phần lớn phản ánh vào giá cổ phiếu. Nếu không có động lực kích thích mạnh hơn, biến động thị trường có thể gia tăng.”
  • Charu Chanana, chiến lược gia đầu tư trưởng tại Saxo Markets cho biết: Thị trường có thể phản ứng tích cực khi các thông báo đều đúng như dự đoán, cho thấy chính phủ vẫn giữ lại các công cụ chính sách để sử dụng sau này.
  • “Lạm phát 2% là mức hợp lý, đặc biệt khi trước đây chính quyền tập trung vào kiểm soát tình trạng kinh tế quá nóng.”
  • “Một cú huých thực sự vẫn cần đến kế hoạch đầu tư quy mô lớn vào AI.”

Vey-Sern Ling, giám đốc điều hành tại Union Bancaire Privée cho biết:

  • “Mục tiêu tăng trưởng 5% là vững chắc, trong khi mức thâm hụt ngân sách 4% cho thấy chính phủ sẵn sàng hỗ trợ nền kinh tế, mang lại sự yên tâm cho thị trường.”
  • “Đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, mức tăng trưởng 5% là ấn tượng. Việc mở rộng thâm hụt ngân sách cũng là tín hiệu rõ ràng cho thấy chính phủ sẵn sàng chi tiêu mạnh hơn.”
  • “Không có gì đáng chê trách – đây đơn giản là một mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng cùng cam kết rõ ràng trong việc hỗ trợ nền kinh tế. Chính phủ đang gửi đi thông điệp hợp lý về việc làm, thị trường nhà ở và chứng khoán.”

Theo Raymond Yeung, kinh tế trưởng khu vực Trung Quốc tại Australia & New Zealand Banking Group:

  • “Mục tiêu tăng trưởng này thể hiện rõ quyết tâm của chính phủ trong việc thúc đẩy kinh tế, nhất là trong bối cảnh bất ổn bên ngoài và căng thẳng thương mại với Mỹ.”
  • “Mục tiêu lạm phát 2% hợp lý hơn, nhưng vẫn là một thách thức khi CPI hiện tại còn dưới 1%.”
  • “Chúng tôi không kỳ vọng PBOC sẽ sớm cắt giảm lãi suất hay tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR), bởi ưu tiên hiện tại là ổn định tỷ giá nhân dân tệ. Tuy nhiên, để duy trì tăng trưởng 5% và tránh rơi vào giảm phát, Trung Quốc vẫn cần chính sách tiền tệ nới lỏng hơn.”
  • “Từ khóa quan trọng ở đây là ‘thời điểm’ – vấn đề không phải là liệu PBoC có cắt giảm lãi suất hay RRR hay không, mà là khi nào họ sẽ hành động.”

Theo Gary Tan, giám đốc danh mục đầu tư tại Allspring Global Investments:

  • “Báo cáo của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC) cho thấy chính phủ cam kết hỗ trợ lĩnh vực công nghệ mạnh mẽ hơn so với dự báo, trong khi các mục tiêu kinh tế chung vẫn sát với kỳ vọng.”
  • “Điều này đã tạo động lực cho thị trường Hong Kong, nơi có tỷ trọng cổ phiếu công nghệ cao hơn so với thị trường trong nước.”

Bloomberg

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Lagarde: Đồng Euro cần sức mạnh tài chính và an ninh để cạnh tranh với USD
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Lagarde: Đồng Euro cần sức mạnh tài chính và an ninh để cạnh tranh với USD

Chủ tịch ECB Christine Lagarde nhận định đồng Euro có thể trở thành đối trọng của USD nếu EU tăng cường thị trường vốn, cải cách nội khối và củng cố vai trò an ninh. Tuy nhiên, các trở ngại như thiếu tài sản an toàn và chia rẽ về tài khóa vẫn cản trở tiến trình hội nhập tài chính sâu rộng. Nếu vượt qua, khu vực Eurozone sẽ hưởng lợi từ chi phí vay thấp hơn và khả năng tự chủ tài chính lớn hơn.
USD suy yếu do lo ngại về dự luật thuế và nợ công Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

USD suy yếu do lo ngại về dự luật thuế và nợ công Mỹ

Đồng USD giảm khi nhà đầu tư thận trọng trước dự luật thuế mới có thể làm tăng nợ liên bang Mỹ, trong khi thị trường chuyển hướng sang tài sản khác như euro và cổ phiếu. Việc Trump tạm hoãn áp thuế lên châu Âu cũng hỗ trợ tâm lý thị trường. Chỉ số USD ghi nhận phiên giảm thứ ba liên tiếp, phản ánh sự dè dặt của nhà đầu tư trước các chính sách tài khóa sắp tới.
Thống đốc BoJ Ueda kêu gọi cảnh giác về rủi ro lạm phát giá thực phẩm
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Thống đốc BoJ Ueda kêu gọi cảnh giác về rủi ro lạm phát giá thực phẩm

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cảnh báo giá thực phẩm tăng có thể làm gia tăng áp lực lạm phát, trong bối cảnh lạm phát lõi đã tiến gần mục tiêu 2%. BoJ cho biết sẽ điều chỉnh chính sách tiền tệ nếu dữ liệu sắp tới củng cố triển vọng phục hồi ổn định. Tuy nhiên, các yếu tố như chi phí nhập khẩu và bất ổn thương mại tiếp tục làm phức tạp quyết định về lãi suất.
Giải mã những thông điệp từ Phố Wall: Bài học cho các doanh nghiệp Anh
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giải mã những thông điệp từ Phố Wall: Bài học cho các doanh nghiệp Anh

Trong cuộc đua thu hút dòng vốn toàn cầu, các công ty Anh đang nhận ra một sự thật đơn giản: nói cùng “ngôn ngữ” với nhà đầu tư Mỹ có thể mang lại lợi thế lớn hơn nhiều so với chỉ cải thiện lợi nhuận. Khi London muốn trở nên hấp dẫn như New York, việc điều chỉnh cách truyền đạt thông tin tài chính – từ báo cáo doanh thu cho đến cách cập nhật kết quả kinh doanh – không chỉ là kỹ thuật, mà là chiến lược.
Đã đến lúc giải phóng tài sản của Nga để giúp Ukraine
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Đã đến lúc giải phóng tài sản của Nga để giúp Ukraine

Trước nguy cơ Mỹ đảo ngược cam kết với Ukraine, châu Âu cần chủ động giải phóng 300 tỷ USD tài sản Nga bị phong tỏa để hỗ trợ Kyiv. Sáng kiến “vay bồi thường” giúp cung cấp tài chính ngay lập tức mà vẫn tuân thủ luật pháp quốc tế, tạo đòn bẩy buộc Moscow đàm phán. Đây là lúc châu Âu thể hiện vai trò lãnh đạo thay vì trông đợi Washington.
Người tiêu dùng Trung Quốc đang bị đánh giá quá thấp?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Người tiêu dùng Trung Quốc đang bị đánh giá quá thấp?

Quan điểm rằng Trung Quốc cần tái cân bằng nền kinh tế hướng tới chi tiêu tiêu dùng lớn hơn giờ đã được khẳng định rõ ràng. Hơn một thập kỷ qua, các nhà kinh tế đã cảnh báo rằng mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư và xuất khẩu của Bắc Kinh có những giới hạn trong việc mang lại tăng trưởng cao và bền vững.
Lưới an toàn yếu dần: Căng thẳng tín dụng âm ỉ trong hệ thống ngân hàng Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Lưới an toàn yếu dần: Căng thẳng tín dụng âm ỉ trong hệ thống ngân hàng Mỹ

Giá trị các khoản vay được điều chỉnh tại các ngân hàng Mỹ đã tăng gấp bốn lần trong hai năm, cho thấy áp lực tài chính đang tích tụ bên dưới bề mặt. Dù tỷ lệ nợ quá hạn mới có dấu hiệu chậm lại, phần lớn cải thiện này chỉ đến từ việc điều chỉnh lại điều khoản cho vay. Trong khi đó, quỹ dự phòng của nhiều tổ chức đang mỏng đi đáng kể, làm dấy lên lo ngại về khả năng chống chịu trước những cú sốc kinh tế sắp tới.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ