Trung Quốc và Mỹ gấp rút can thiệp ngăn giá hàng hóa toàn cầu tăng quá cao

Trung Quốc và Mỹ gấp rút can thiệp ngăn giá hàng hóa toàn cầu tăng quá cao

17:52 17/09/2021

Lần đầu tiên, chính phủ Trung Quốc sẽ chính thức mở dự trữ dầu chiến lược quốc gia nhằm cung cấp vào thị trường. Động thái này được đưa ra nhằm làm giảm đi áp lực của giá nguyên liệu thô tăng quá nhanh.

Giá hàng hóa tăng vọt khiến cho cả giới chức Trung Quốc và Mỹ vô cùng lo lắng, quan chức chính phủ hai nước buộc phải tăng cường những nỗ lực để ngăn chặn xu thế này.

Theo báo Nikkei, lần đầu tiên, chính phủ Trung Quốc sẽ chính thức mở dự trữ dầu chiến lược quốc gia nhằm cung cấp vào thị trường. Động thái này được đưa ra nhằm làm giảm đi áp lực của giá nguyên liệu thô tăng quá nhanh, thông báo của Cơ quan Dự trữ Thực phẩm và Hàng hóa Chiến lược Quốc gia Trung Quốc (NFSRA) công bố vào ngày 9/9 cho hay. 

Biện pháp can thiệp thị trường bất thường của giới chức Trung Quốc nhằm ứng  phó với dấu hiệu cho thấy rằng kinh tế Trung Quốc đang chững lại dưới sức ép của giá hàng hóa tăng cao.

Tại Mỹ, khi mà giá thực phẩm tăng nhanh ảnh hưởng đến “túi tiền” của người Mỹ, Tổng thống Mỹ Joe Biden và chính quyền của ông đã chỉ trích vai trò của 4 nhà máy cung cấp thịt lớn nhất.

Chỉ số giá hàng hóa Refinitiv/CoreCommodity CRB, chỉ số phản ánh diễn biến giá cả của nhiều loại hàng hóa đơn lẻ, chạm mức cao nhất trong 6 năm vào ngày thứ Tư tuần này. Trong cùng ngày, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI trên thị trường New York đóng cửa ở mức 72,61USD/thùng, tăng 90% so với cùng kỳ năm trước. Giá nhôm tại Mỹ hiện cũng ở mức cao nhất trong 13 năm.

Áp lực lạm phát dâng cao tại Trung Quốc. Chỉ số giá sản xuất tại Trung Quốc tháng 8/2021 tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát giá cả sản xuất ở mức cao nhất trong 13 năm. Doanh nghiệp nhiều quy mô, từ doanh nghiệp siêu nhỏ cho đến quy mô trung bình, đều chịu ảnh hưởng nặng nề bởi họ thiếu quyền lực đàm phán về giá nguyên liệu đầu vào.

Giá thực phẩm tại Mỹ đã tăng vọt trong suốt năm nay. Giá thịt bò tại Mỹ tháng 8/2021 cao hơn 15% so với tháng 12/2020. Thịt chiếm một nửa trong tổng số mức tăng giá cả hàng hóa thực phẩm tiêu dùng.

Chính quyền Biden đang thể hiện quan điểm cứng rắn với các nhà máy sản xuất thịt nước này, các nhà máy này thuộc chuỗi cung ứng kết nối người nông dân với người tiêu dùng. Giới chức Mỹ nghi ngờ 4 công ty kinh doanh thịt hàng đầu nước Mỹ đang tận dụng quyền lực thị trường của họ nhằm nâng giá bán sản phẩm.

Giới chức liên bang đã khởi động các cuộc điều tra về hành vi nâng giá bán sản phẩm trái phép của doanh nghiệp. Đại diện hoặc CEO của nhiều doanh nghiệp sản xuất thịt gia súc gia cầm đã bị triệu tập.

Tại Trung Quốc, chính phủ đã triển khai chiến lược “thịnh vượng chung” nhắm đến ngành công nghệ và giới giàu có. Đối với cả Bắc Kinh và Washington, việc hỗ trợ cho người tiêu dùng và doanh nghiệp nhỏ đã được lựa chọn làm những ưu tiên chính trị.

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa chắc chắn nỗ lực của giới chức hàng đầu sẽ phát huy tác dụng thế nào. Giá cả tăng còn có nguyên nhân bởi các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng và thiếu lao động. Dù rằng Trung Quốc đang có cách tiếp cận trực tiếp thông qua việc mở dự trữ chiến lược, Bắc Kinh cũng khó lòng đáp ứng được đủ cho nhu cầu của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Link gốc tại đây.

Theo Stockbiz

Broker listing

Cùng chuyên mục

OPEC+ đẩy nhanh việc tăng sản lượng dầu, thị trường chuẩn bị đón sóng lớn
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

OPEC+ đẩy nhanh việc tăng sản lượng dầu, thị trường chuẩn bị đón sóng lớn

OPEC+ đang tăng tốc độ tăng sản lượng dầu bằng cách bổ sung thêm 411.000 thùng mỗi ngày trong tháng 5. Ả Rập Xê Út hiện đang đối mặt với áp lực ngân sách, cần giá dầu ở mức 96.20 USD/thùng để hòa vốn do các khoản chi tiêu lớn cho kế hoạch Vision 2030. Quốc gia này cũng đang tìm cách tận dụng mức thuế nhập khẩu thấp của Mỹ để phát triển ngành sản xuất và đầu tư mạnh vào khai khoáng nhằm gia tăng nguồn thu ngoài dầu mỏ.
Vàng tăng giá mạnh do nhu cầu trú ẩn an toàn và chỉ số CPI của Mỹ hạ nhiệt

Vàng tăng giá mạnh do nhu cầu trú ẩn an toàn và chỉ số CPI của Mỹ hạ nhiệt

Giá vàng đang tăng mạnh và bạc tăng vừa phải trong phiên Mỹ vào thứ Năm. Nhu cầu trú ẩn an toàn tăng lên do lo ngại về chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và báo cáo lạm phát của Mỹ hạ nhiệt đang cung cấp chất xúc tác tăng giá cho các nhà giao dịch kim loại quý vào cuối tuần này. Ngoài ra, vẫn còn một số lo lắng về sự ổn định của thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ, mặc dù ít hơn so với 24 giờ trước.
Giá vàng tăng vọt khi căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng, lấn át tác động từ việc hoãn áp thuế của Trump
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng tăng vọt khi căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng, lấn át tác động từ việc hoãn áp thuế của Trump

Giá vàng tiếp tục tăng mạnh, tiến gần đến mức cao kỷ lục, khi nhu cầu trú ẩn an toàn vẫn vững vàng giữa bối cảnh căng thẳng thương mại với Trung Quốc leo thang, bất chấp việc Tổng thống Donald Trump tạm hoãn áp thuế đối với hầu hết các quốc gia trong 90 ngày.
Vàng vượt mốc 3,000 USD: Khi bất ổn toàn cầu thắp lửa cho kim loại quý
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Vàng vượt mốc 3,000 USD: Khi bất ổn toàn cầu thắp lửa cho kim loại quý

Đợt tăng vọt gần đây của vàng lên mức cao kỷ lục đã khiến nhiều người liên tưởng đến lần cuối cùng giá vàng lập đỉnh do biến động chính trị và kinh tế – đó là vào năm 1980. Tuy nhiên, các nhà giao dịch cho rằng bản chất của đợt tăng lần này – và khả năng duy trì của nó – có nhiều điểm khác biệt.
Giá vàng thu hẹp đà giảm nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn và hoạt động mua vào từ các ngân hàng trung ương
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng thu hẹp đà giảm nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn và hoạt động mua vào từ các ngân hàng trung ương

Giá vàng đã thu hẹp mức giảm trước đó vào thứ Hai, khi một phần nhu cầu trú ẩn an toàn quay trở lại và hoạt động mua mạnh từ các ngân hàng trung ương hỗ trợ giá sau khi vàng rơi xuống mức thấp nhất trong hơn ba tuần. Trong khi đó, các nhà phân tích vẫn duy trì cái nhìn tích cực về kim loại quý này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ