Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ: Lạm phát đang giảm nhờ thị trường lao động hạ nhiệt

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ: Lạm phát đang giảm nhờ thị trường lao động hạ nhiệt

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

14:42 19/07/2023

Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cho biết thị trường lao động đang hạ nhiệt - nhưng không hụt hơi - đang đóng một vai trò quan trọng trong việc hạ nhiệt lạm phát, trong số rất nhiều yếu tố gây khác.

“Nhu cầu tuyển dụng của các công ty đã giảm bớt,” bà Yellen cho biết hôm thứ Ba. “Thị trường lao động đang hạ nhiệt mà không có bất kỳ khó khăn nào.”

Cùng với sự thay đổi của thị trường việc làm, bà Yellen cho rằng chi phí nhà ở và giá xe cộ là những yếu tố tiếp tục khiến lạm phát giảm. Bà cũng nói rằng biên lợi nhuận doanh nghiệp có thể đóng một vai trò nào đó. Đồng thời, bà nói không nên lạc quan quá mức chỉ dựa trên dữ liệu giá tiêu dùng của tháng 6.

Sự cải thiện trong bối cảnh lạm phát là điều đáng hoan nghênh đối với bà Yellen và chính quyền tổng thống Biden sau khi họ xử lý khá vụng về vào năm 2021. Ban đầu, bà Yellen cho biết giá cả tăng nóng sẽ chỉ là “tạm thời”, một dự báo sau này bà gọi là một sai lầm.

Lạm phát giảm đã khiến giới học thuật và trader đánh giá lại rủi ro suy thoái. Goldman Sachs đã hạ ước tính khả năng xảy ra suy thoái từ 25% xuống 20%. Và Marko Kolanovic, chiến lược gia trưởng của JPMorgan, người bắt đầu chuyển sang bearish với chứng khoán vào tháng 12 năm ngoái, cho biết con đường hạ cánh mềm “rộng mở hơn.”

Báo cáo CPI tuần trước cho thấy lạm phát tăng 3% so với cùng kỳ, thấp nhất kể từ tháng 3/2021 - khi Hoa Kỳ đang ở giai đoạn đầu của lạm phát. Con số này thấp hơn rất nhiều so với mức đỉnh 9.1% vào tháng 6 năm ngoái. CPI lõi đã tăng 4.8% so với cùng kỳ.

Trong cuộc phỏng vấn, bà Yellen cảnh báo không nên đọc quá nhiều vào dữ liệu tháng 6, gọi đó là “những con số của một tháng.”

Nhưng bà cũng nhận thấy những điểm tích cực khác trong dữ liệu cơ bản, đặc biệt là về nhà ở, mà bà nghĩ sẽ tiếp tục cải thiện.

Bà nói: “Nhà ở không còn đóng góp nhiều và tôi có mọi lý do để tin rằng điều đó sẽ tiếp tục. Đó là một điều quan trọng ảnh hưởng đến lạm phát cơ bản.”

Lạm phát tiền thuê nhà ở Mỹ giảm chậm do thời hạn của các hợp đồng thuê.

Đối với hàng hóa, với giá giảm so với tháng 5, bà Yellen nói ô tô là một yếu tố quan trọng cung cấp tín hiệu về chuỗi cung ứng mà Covid đã làm gián đoạn sâu sắc.

Chuỗi cung ứng

Bà nói: “Ô tô đã qua sử dụng đã góp phần đáng kể” trong việc lạm phát cơ bản hạ nhiệt. “Hàng tồn kho đang tăng. Toàn bộ chuỗi cung ứng ô tô đang được cải thiện. Vì vậy, có lý do để tin rằng chúng ta có thể tiếp tục nhận được một số lợi ích từ đó.”

Sự cải thiện trong xu hướng lạm phát của Mỹ trái ngược với rủi ro giảm phát ở Trung Quốc. Bộ trưởng Tài chính cũng cho biết trong khi sự chậm lại của Trung Quốc có thể có tác động lan tỏa tiêu cực, bà vẫn tin Hoa Kỳ sẽ ngăn chặn suy thoái kinh tế.

Thị trường việc làm vẫn rất quan trọng đối với Tổng thống Joe Biden và hy vọng tái đắc cử của ông vào năm tới. Biden cần lạm phát giảm, nhưng phải cần Fed tăng lãi suất mạnh mẽ, điều có thể gây ra suy thoái kinh tế hoặc khiến thất nghiệp gia tăng đáng kể.

Bà Yellen liên tục nói rằng có thể đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2% mà không làm thất nghiệp tăng mạnh, quan điểm từng được coi là quá lạc quan.

Nhưng cho đến nay, thị trường lao động đang rất mạnh mẽ. Thất nghiệp duy trì ở mức 3.6% trong tháng 6, gần mức thấp nhất trong nửa thế kỷ.

“Chúng tôi không thấy các công ty chủ động cắt giảm nhân lực, ngoại trừ một số lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề, như công nghệ. Chúng tôi không thấy họ sa thải công nhân, chỉ là họ không còn gom mạnh lao động.”

Bà cũng nhắc đến sự sụt giảm trong cơ hội việc làm.

Mặc dù tăng trưởng tiền lương tiếp tục góp phần vào lạm phát, bà tin rằng có thể không nhất thiết phải kiềm chế tiền lương để kiềm chế lạm phát, ám chỉ khả năng giảm biên lợi nhuận của công ty.

“Biên lợi nhuận đang khá cao và chúng có một số khía cạnh mang tính chu kỳ. Vì vậy, tôi không muốn nói rằng lạm phát không thể giảm mà lương không giảm cùng.”

Lael Brainard, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia của Nhà Trắng, lại đi thẳng vào vấn đề hơn, kêu gọi các công ty “tăng giá vừa vừa thôi.”

Phát biểu của bà Yellen được đưa ra bên lề cuộc họp G-20 tại Ấn Độ. Bà rời Ấn Độ vào thứ Ba để đến thăm Việt Nam, gặp gỡ lãnh đạo chính phủ và doanh nghiệp.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Dự luật thuế và chi tiêu của Trump vấp phải phản đối trong nội bộ đảng Cộng hòa
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Dự luật thuế và chi tiêu của Trump vấp phải phản đối trong nội bộ đảng Cộng hòa

Dự luật gia hạn cắt giảm thuế và giảm chi tiêu của Trump đang đối mặt với sự chia rẽ trong chính nội bộ Đảng Cộng hòa, đặc biệt về chương trình Medicaid và ưu đãi thuế tại các bang có chi phí cao. Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson khó xoay sở với thế đa số mong manh, trong khi Trump gây áp lực đòi sự ủng hộ tuyệt đối. Nếu được Hạ viện thông qua, dự luật sẽ chuyển sang Thượng viện nhưng chưa thể được xem xét ngay do kỳ nghỉ sắp tới.
Nvidia đánh giá biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip AI sang Trung Quốc là không hiệu quả
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nvidia đánh giá biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip AI sang Trung Quốc là không hiệu quả

Giám đốc Nvidia Jensen Huang cho rằng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip AI của Mỹ sang Trung Quốc không đạt hiệu quả và dựa trên giả định sai lầm. Chính sách này khiến Trung Quốc đẩy mạnh phát triển chuỗi cung ứng chip nội địa để giảm phụ thuộc. Thị phần Nvidia tại Trung Quốc đã giảm mạnh do tác động của các biện pháp này.
Tăng trưởng xuất khẩu thương mại tháng 4 của Nhật Bản chậm lại khi Trump tăng cường áp thuế
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tăng trưởng xuất khẩu thương mại tháng 4 của Nhật Bản chậm lại khi Trump tăng cường áp thuế

Tăng trưởng xuất khẩu của Nhật Bản chậm lại khi Mỹ tăng cường các biện pháp thuế quan, làm nổi bật những rủi ro mà đất nước này phải đối mặt sau khi nền kinh tế của họ đã suy giảm trước khi các loại thuế này bắt đầu ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tổng thống Mỹ đang rút lui: Ai sẽ cứu Ukraine?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tổng thống Mỹ đang rút lui: Ai sẽ cứu Ukraine?

Donald Trump từng tuyên bố rằng không điều gì có thể xảy ra ở Ukraine nếu ông chưa gặp Putin. Giờ đây, dù hai nhà lãnh đạo đã điện đàm suốt hai tiếng, thế giới vẫn chứng kiến một sự im lặng đáng lo ngại từ phía Mỹ. Khi Trump tiếp tục nhượng bộ, Putin lại càng được đà siết chặt Ukraine. Trong lúc Kyiv nín thở chờ đợi, các đồng minh phương Tây buộc phải đối mặt với câu hỏi gai góc: nếu Mỹ rút lui, ai sẽ đứng ra cứu Ukraine?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ