Các nội dung chính trong Biên bản cuộc họp FOMC tháng 7/2020

Các nội dung chính trong Biên bản cuộc họp FOMC tháng 7/2020

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

10:51 20/08/2020

Hãy cùng điểm lại những nội dung chính, biến động và bình luận thị trường sau khi Biên bản cuộc họp FOMC tháng 7/2020 được công bố vào đêm qua.

Các nội dung chính trong biên bản cuộc họp:

  • Nhìn chung, biên bản cuộc họp tháng 7 của Fed đã vẽ nên một bức tranh khá “dovish”. Các quan chức bày tỏ lo ngại về con đường phục hồi, và nhắc lại rằng COVID-19 vẫn đang là yếu tố dẫn dắt ở thời điểm hiện tại.
  • Có một số gợi ý rằng chúng ta có thể thấy các điều chỉnh đối với dự báo kinh tế của Fed vào tháng tới, đặc biệt là khi sự bùng phát của COVID-19 vào mùa hè này đã hạn chế đà phục hồi.
  • Fed có thể sẽ không công bố thêm định hướng chính sách tại cuộc họp tháng 9 như thị trường đã kỳ vọng. Một số quan chức Fed đã công khai nói rằng điều đó là không cần thiết vào thời điểm này, và biên bản cuộc họp dường như đã xác nhận điều đó.
  • Các nhà hoạch định chính sách bày tỏ mong muốn hoàn thành việc đánh giá khung chính sách. Có lẽ chúng ta sẽ được thấy điều đó trong cuộc họp vào tháng tới.
  • Mặc dù Fed đã nói rõ rằng họ sẽ không tăng lãi suất trong thời gian tới, nhưng các quan chức Fed vẫn tiếp tục thảo luận về cách họ nên đánh giá thời điểm thích hợp để làm như vậy, và cách họ thông báo điều đó với thị trường.
  • Fed chỉ thấy lợi ích khiêm tốn từ việc điều tiết đường cong lợi suất và có kế hoạch giữ tốc độ mua tài sản ở mức hiện tại.

Biến động thị trường

  • Đồng Dollar nới rộng đà tăng sau biên bản cuộc họp tháng 7.
  • Đồng Euro, Bảng Anh và Franc tiếp tục giảm khi tình trạng quá mua dẫn đến các động thái chốt lời.
  • Vị thế thị trường ở các cặp G-10 đã dẫn dắt dòng tiền mua đồng Dollar trong khi các khoản đầu cơ Long Euro đang ở mức cao kỷ lục, các quỹ đòn bẩy có vị thế Long đồng Franc Thụy Sĩ lớn nhất kể từ năm 2011.
  • Các lệnh Sell stop đã được kích hoạt trên EUR/USD ở mức 1.1925 và trên GBP/USD ở mức 1.3200 trước thời điểm đóng cửa phiên London.
  • GBP/USD đảo chiều giảm 1.0% xuống và hiện đang được giao dịch xung quanh 1.3105 sau khi tăng liền 4 ngày qua.
  • Các doanh nghiệp và tổ chức ở Mỹ đã bán đồng Bảng Anh ở khoảng 1.3260 để chốt lời.
  • Tỷ giá EUR/USD giảm 0.7% và hiện đang được giao dịch quanh 1.1846, cặp tiền này giảm lần đầu tiên sau 7 phiên.
  • Các doanh nghiệp và tổ chức ở Mỹ đã bán đồng Euro ở khoảng 1.1950 để chốt lời sau khi đồng tiền chung đạt mức cao nhất kể từ tháng 5/2018 ở mức 1.1966 trong phiên trước đó
  • Các hợp đồng quyền chọn Call trị giá hàng tỷ Euro sẽ đáo hạn trong tuần này ở xung quanh 1.19.
  • USD/CHF tăng 1.2% và hiện đang được giao dịch quanh 0.9146.
  • EUR/CHF trước đó đã chạm mức cao nhất kể từ ngày 8/6.
  • CAD tăng mạnh trong ngày so với các cặp G-10 khác khi USD/CAD tăng gần 0.4% và hiện đang được giao dịch quanh 1.3218.
  • Chỉ số S&P 500 giảm từ mức đóng cửa cao kỷ lục hôm thứ Ba.

Bình luận thị trường

  • Nhà kinh tế trưởng Chris Low của FHN Financial cho biết: “Sự suy yếu của đồng Dollar chủ yếu phản ánh kỳ vọng rằng các nhà hoạch định chính sách Mỹ sẵn sàng ném rất nhiều tiền vào đại dịch, dẫn đến sự suy yếu giá trị của đồng Dollar. Vì vậy, nếu Fed không hành động mạnh tay như thị trường kỳ vọng, thì chúng ta có lý do để buy USD.”
  • Howie Lee, nhà kinh tế tại OCBC cho biết: “Biên bản cuộc họp của Fed là một tin xấu đối với Vàng trong ngắn hạn nhưng bức tranh toàn cảnh vẫn không thay đổi. Mức nợ toàn cầu đã tăng vọt, thanh khoản dồi dào và vẫn chưa có Vắc-xin trong tương lai gần. Sau khi giá Vàng tăng mạnh trong tháng 7, một nhịp điều chỉnh giảm kỹ thuật có thể đã và đang xảy ra, nhưng chúng tôi kỳ vọng rằng giá sẽ vẫn nhận được nhiều sự hỗ trợ."
  • Win Thin, trưởng nhóm chiến lược tiền tệ tại Brown Brothers Harriman cho biết: “Có vẻ như FED thực sự đang xem xét sử dụng định hướng chính sách dựa trên kết quả (outcome-based forward guidance) làm trọng tâm cho chính sách. Họ cũng không đề cập đến lãi suất âm và tỏ ra ít quan tâm đến việc kiểm soát đường cong lợi suất.”
  • Jun Kato, trưởng nhóm phân tích thị trường tại Shinkin Asset Management Co. ở Tokyo cho biết: “Biên bản cuộc họp FOMC không dovish như kỳ vọng và lợi suất của TPCP Mỹ dường như đã ngừng giảm sâu hơn nữa và điều đó đang hỗ trợ cho đồng Dollar. Mặc dù lợi suất của TPCP Mỹ có thể sẽ không tăng mạnh, kỳ vọng rằng chúng sẽ không giảm mạnh đang thúc đẩy các nhịp điều chỉnh trên thị trường tiền tệ và chứng khoán."

Broker listing

Cùng chuyên mục

Goldman cảnh báo thị trường sẽ tiếp tục giảm, BlackRock hạ xếp hạng cổ phiếu Mỹ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Goldman cảnh báo thị trường sẽ tiếp tục giảm, BlackRock hạ xếp hạng cổ phiếu Mỹ

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang dưới thời Tổng thống Donald Trump, các ông lớn Phố Wall như Goldman Sachs và BlackRock đồng loạt phát đi tín hiệu cảnh báo về triển vọng ảm đạm của thị trường chứng khoán. Goldman nâng xác suất suy thoái kinh tế Mỹ lên 45% và lo ngại thị trường đang bước vào giai đoạn giảm điểm kéo dài theo chu kỳ, trong khi BlackRock hạ xếp hạng cổ phiếu Mỹ và chuyển hướng sang tài sản trú ẩn. Những dấu hiệu căng thẳng trên thị trường tài chính toàn cầu đang ngày một rõ nét.
Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý tình trạng dư thừa công suất
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý tình trạng dư thừa công suất

Xuất khẩu của Trung Quốc sẽ bị bóp nghẹt bởi các mức thuế quan của Donald Trump, bất kể Tổng thống Mỹ có áp thêm mức thuế 50% như ông đe dọa hôm thứ Hai hay không. Vấn đề đối với Bắc Kinh là người tiêu dùng trong nước sẽ cần được chính phủ hỗ trợ nhiều hơn nữa để hấp thụ phần công suất dư thừa đó.
Châu Âu chuẩn bị huy động 7 tỷ euro trái phiếu giữa cơn bão thuế quan
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Châu Âu chuẩn bị huy động 7 tỷ euro trái phiếu giữa cơn bão thuế quan

Liên minh châu Âu (EU) đang tìm cách huy động 7 tỷ euro (tương đương 7.7 tỷ USD) trên thị trường trái phiếu sơ cấp vào thứ Ba, thông qua việc mở lại hai mã trái phiếu hiện có, trong bối cảnh các nhà đầu tư đang xử lý những xáo trộn do các biện pháp thuế quan mới của Mỹ gây ra.
Các nhà đầu tư Trung Quốc đẩy mạnh kỳ vọng về đợt nới lỏng chính sách tiền tệ quốc gia trước áp lực từ làn sóng thuế quan mới
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Các nhà đầu tư Trung Quốc đẩy mạnh kỳ vọng về đợt nới lỏng chính sách tiền tệ quốc gia trước áp lực từ làn sóng thuế quan mới

Các nhà giao dịch đang nhanh chóng điều chỉnh dự báo về việc Trung Quốc sẽ đẩy mạnh nới lỏng chính sách khi căng thẳng thương mại với Hoa Kỳ gia tăng. Chỉ số đo lường kỳ vọng của thị trường đã ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong 5 năm qua và đang tiến gần đến mức thấp nhất kể từ năm 2008.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc giữa làn sóng lo ngại suy thoái kinh tế do căng thẳng thương mại leo thang
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc giữa làn sóng lo ngại suy thoái kinh tế do căng thẳng thương mại leo thang

Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán Trung Quốc và lợi suất TPCP sụt giảm xuống gần mức thấp kỷ lục khi giới đầu tư chuẩn bị đối mặt với hậu quả từ cuộc xung đột thương mại ngày càng trầm trọng giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Mức thuế cơ bản 10% đối với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ hôm nay

Mức thuế cơ bản 10% đối với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ hôm nay

Mức thuế cơ bản 10% của Tổng thống Donald Trump áp dụng đối với các đối tác thương mại của Mỹ trên toàn thế giới đã chính thức có hiệu lực vào thứ Bảy, khi ông tiếp tục triển khai chiến lược khuyến khích đầu tư trong nước bằng cách tạo động lực cho các công ty muốn tránh thuế nhập khẩu.