Chính phủ Nhật Bản cảnh báo về tác động của đồng yên yếu lên các hộ gia đình

Chính phủ Nhật Bản cảnh báo về tác động của đồng yên yếu lên các hộ gia đình

Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

13:56 02/08/2024

Theo một báo cáo của chính phủ Nhật Bản hôm thứ Sáu, đồng yên yếu đang ảnh hưởng đến tâm lý của các hộ gia đình và có thể làm giảm sức mua của họ. Điều này nhấn mạnh mối lo ngại về tác động tiêu cực của đồng yên yếu lên nền kinh tế.

Khi chính quyền của cựu thủ tướng Shinzo Abe triển khai các chính sách kích thích Abenomics vào năm 2013, lạm phát kỳ vọng tăng đã giúp cải thiện tâm lý của các hộ gia đình, theo một báo cáo thường niên của chính phủ.

Chính phủ cho biết, việc lạm phát kỳ vọng tăng trở lại kể từ giữa năm 2023 đã ảnh hưởng đến tâm lý của các hộ gia đình, một phần là do công chúng phản ứng với các báo cáo trên phương tiện truyền thông về giá thực phẩm tăng và chi phí nhập khẩu bị đẩy lên do đồng yên yếu.

Báo cáo cho biết: “Đồng yên yếu có nguy cơ làm suy yếu sức mua của người tiêu dùng khi lạm phát bị đẩy lên cao hơn mức tăng trưởng tiền lương”.

Sau khi USD/JPY tăng mạnh và giữ ở mức 160 trong phần lớn tháng 7, đồng yên đã có sự phục hồi mạnh mẽ trong những ngày trước và sau quyết định tăng lãi suất của BoJ hôm thứ Tư.

USD/JPY đạt mức 149.07 tại châu Á vào thứ Sáu, khi các nhà đầu tư bắt đầu chuyển sự chú ý vào triển vọng tăng lãi suất ổn định của BoJ, điều này diễn ra trong bối cảnh Fed được dự kiến sẽ ​​bắt đầu nới lỏng sớm nhất là vào tháng 9.

Trong báo cáo trước quyết định của BoJ hôm thứ Tư, chính phủ cho biết sự sụt giảm của đồng yên không còn thúc đẩy khối lượng xuất khẩu nhiều như trước đây vì ngày càng nhiều công ty Nhật Bản chuyển hoạt động sản xuất ra nước ngoài.

Thay vào đó, đồng yên yếu gây áp lực lên lợi nhuận của các công ty nhỏ, khi thúc đẩy chi phí nhập khẩu nguyên liệu thô.

Đồng yên yếu đã trở thành mối lo ngại đối với các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản, vì điều này đã làm giảm mức tiêu thụ khi làm tăng chi phí nhập khẩu nhiên liệu, thực phẩm và nguyên liệu thô.

Dữ liệu chính thức cho thấy, các quan chức Nhật Bản đã chi 5.53 nghìn tỷ yên (37 tỷ USD) nhằm can thiệp vào thị trường ngoại hối trong tháng 7 để vực dậy đồng yên, khi USD/JPY chạm đỉnh trong 38 năm ở mức 160.

BoJ cũng đề cập đến việc lạm phát vượt mức do đồng yên yếu là một trong những lý do để tăng lãi suất hôm thứ Tư.

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Chứng khoán Mỹ trượt dốc khi CPI không thể dập tắt nỗi lo kinh tế

Chứng khoán Mỹ trượt dốc khi CPI không thể dập tắt nỗi lo kinh tế

Khẩu vị rủi ro biến mất trên phố Wall sau làn sóng bắt đáy lớn nhất trong nhiều năm diễn ra trong phiên hôm qua, cố phiếu giảm ngay cả sau khi dữ liệu lạm phát dịu bớt kéo dài đà phục hồi của trái phiếu. S&P 500 xoá sạch một phần tư đà tăng của ngày hôm qua khi các nhà đầu tư chuẩn bị cho một giai đoạn thù địch thương mại toàn cầu có khả năng kéo dài.
Thuế đối ứng của Mỹ với cả thế giới chính thức có hiệu lực
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Thuế đối ứng của Mỹ với cả thế giới chính thức có hiệu lực

Các mức thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với hàng chục quốc gia đã chính thức có hiệu lực vào thứ Tư, bao gồm mức thuế khổng lồ 104% với hàng hóa Trung Quốc, khiến cuộc chiến thương mại toàn cầu ngày càng leo thang và kéo theo làn sóng bán tháo lan rộng trên các thị trường tài chính.
Đồng Nhân dân tệ tiếp tục giảm giá phiên thứ năm liên tiếp khi Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá tham chiếu trong cuộc chiến thương mại
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Đồng Nhân dân tệ tiếp tục giảm giá phiên thứ năm liên tiếp khi Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá tham chiếu trong cuộc chiến thương mại

Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa tiếp tục biểu lộ sự chấp nhận đối với đà giảm giá của đồng Nhân dân tệ, nhất là sau khi đồng tiền này lập kỷ lục mức thấp mới trong thị trường giao dịch quốc tế, phản ứng trước làn sóng đe dọa tăng thuế ngày một gay gắt từ Tổng thống Donald Trump.
Thị trường chứng khoán châu Á lao dốc khi thời hạn áp thuế của Tổng thống Trump cận kề
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thị trường chứng khoán châu Á lao dốc khi thời hạn áp thuế của Tổng thống Trump cận kề

Thị trường chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ ngay từ đầu phiên giao dịch ngày hôm nay sau khi Nhà Trắng quyết định áp đặt loạt thuế quan toàn diện lên các đối tác thương mại, đặc biệt là mức thuế khổng lồ 104% đối với hàng hóa Trung Quốc, làm suy giảm khẩu vị rủi ro của các nhà đầu tư. Đồng thời, lợi suất TPCP Mỹ tiếp tục đà tăng.
Goldman cảnh báo thị trường sẽ tiếp tục giảm, BlackRock hạ xếp hạng cổ phiếu Mỹ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Goldman cảnh báo thị trường sẽ tiếp tục giảm, BlackRock hạ xếp hạng cổ phiếu Mỹ

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang dưới thời Tổng thống Donald Trump, các ông lớn Phố Wall như Goldman Sachs và BlackRock đồng loạt phát đi tín hiệu cảnh báo về triển vọng ảm đạm của thị trường chứng khoán. Goldman nâng xác suất suy thoái kinh tế Mỹ lên 45% và lo ngại thị trường đang bước vào giai đoạn giảm điểm kéo dài theo chu kỳ, trong khi BlackRock hạ xếp hạng cổ phiếu Mỹ và chuyển hướng sang tài sản trú ẩn. Những dấu hiệu căng thẳng trên thị trường tài chính toàn cầu đang ngày một rõ nét.
Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý tình trạng dư thừa công suất
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý tình trạng dư thừa công suất

Xuất khẩu của Trung Quốc sẽ bị bóp nghẹt bởi các mức thuế quan của Donald Trump, bất kể Tổng thống Mỹ có áp thêm mức thuế 50% như ông đe dọa hôm thứ Hai hay không. Vấn đề đối với Bắc Kinh là người tiêu dùng trong nước sẽ cần được chính phủ hỗ trợ nhiều hơn nữa để hấp thụ phần công suất dư thừa đó.