Đồng CHF đã yếu đi đáng kể từ sau nước đi táo bạo của SNB. Triển vọng nào cho EUR/CHF?

Đồng CHF đã yếu đi đáng kể từ sau nước đi táo bạo của SNB. Triển vọng nào cho EUR/CHF?

Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

11:43 28/05/2024

EUR/CHF đã có một đợt điều chỉnh giảm nhẹ và gần chạm đến vùng hỗ trợ 0.9540/0.9470 như đã được dự báo. Vào ngày 19 tháng 4, cặp tiền này chạm mức thấp 0.9565, sau đó đảo chiều tăng và phục hồi 3.8% (365 pip) trong bốn tuần tiếp theo để đạt mức cao nhất 52 tuần là 0.9930 tính đến thời điểm hiện tại.

Tác động từ việc cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB): Sau quyết định bất ngờ cắt giảm lãi suất chính sách 25 điểm cơ bản (bps) xuống 1.50% của Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) vào ngày 21 tháng 3 - lần cắt giảm đầu tiên trong 9 năm, đồng CHF đã giảm so với các đồng tiền G-10 khác ngoại trừ Yên Nhật.

Sự suy yếu kéo dài của đồng CHF: Dựa trên hiệu suất 3 tháng gần nhất tính đến ngày 27 tháng 5, CHF/EUR đã giảm 3.9%; và được xếp hạng là cặp tỷ giá chéo yếu thứ ba trong các cặp gắn với đồng CHF, chỉ sau CHF/GBP (giảm 4.3%) và CHF/AUD (giảm 4.8%)

Hình 1: Hiệu suất 3 tháng gần nhất của CHF so với các đồng tiền G-10 tính đến ngày 27 tháng 5 năm 2024

Lợi suất TPCP EU kỳ hạn 2 năm vẫn cao hơn Thụy Sĩ. Kể từ cuộc họp chính sách tiền tệ gần nhất vào tháng 4, khả năng cao ECB sẽ tiến hành hạ lãi suất lần đầu tiên, dự kiến 25 điểm cơ sở (bps) vào cuộc họp sắp tới (ngày 6 tháng 6), sau khi giữ nguyên lãi suất trong 5 tháng liên tiếp.

Kỳ vọng này có thể đã được phản ánh gần như hoàn toàn vào biến động tỷ giá vì đã được "báo trước" rõ ràng, nhưng thời điểm cho các đợt cắt giảm lãi suất tiếp theo vẫn còn nhiều ẩn số do các quan chức đưa ra quan điểm trái ngược nhau về xu hướng lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở EU.

Một số quan chức đưa ra những nhận định dovish hơn; Chuyên gia kinh tế trưởng ECB, ông Philip Lane, cho biết trong cuộc phỏng vấn với Financial Times được đăng vào thứ Hai, ngày 27 tháng 5, ECB sẽ cần duy trì chính sách thắt chặt trong suốt năm 2024 mặc dù ngân hàng dự kiến cắt giảm lãi suất vào tháng 6.

Ngoài ra, dường như những lo ngại của Lane cũng được dự báo từ các nhà kinh tế tư nhân về dữ liệu lạm phát lõi sơ bộ của Khu vực Châu Âu (không bao gồm thực phẩm và năng lượng) cho tháng 5, dự kiến công bố vào thứ Sáu, ngày 31 tháng 5. Dự báo cho thấy tốc độ tăng lạm phát không đổi ở mức 2.7% so với cùng kỳ năm ngoái và nếu diễn ra như dự kiến, đây sẽ là tháng thứ hai liên tiếp có tốc độ tăng tương tự kể từ tháng 4, cho thấy xu hướng giảm lạm phát tại EU đã chững lại sau 8 tháng liên tiếp.

Sự thiếu chắc chắn của các quan chức ECB về thời điểm cắt giảm lãi suất lần thứ hai cùng với kỳ vọng rằng xu hướng giảm lạm phát lõi ở EU có thể chững lại vào tháng 5 đã hỗ trợ cho mức chênh lệch lợi suất hiện tại được thấy trong TPCP EU so với Thụy Sĩ cùng kỳ hạn.

Chênh lệch lợi suất TPCP kỳ hạn 2 năm giữa EU và Thụy Sĩ tiếp tục mở rộng kể từ đầu năm và gần đây đã có một đợt đột phá tăng trung hạn vào ngày 21 tháng 3 và giao dịch cao hơn 18 điểm cơ sở lên 1.99% tại thời điểm viết bài này.

Đồ thị 2: Mối tương quan giữa chệnh lệch lợi suất TPCP Kỳ hạn 2 năm của Khu vực EU/Thụy Sĩ và biến động EUR/CHF

Nhìn chung, sự chênh lệch lợi suất TPCP kỳ hạn 2 năm giữa Khu vực EU và Thụy Sĩ đã hỗ trợ cho xu hướng tăng trung hạn đang diễn ra của cặp EUR/CHF kể từ mức 0.9254 vào ngày 29 tháng 12 năm 2023.

Nếu mức hỗ trợ trung hạn then chốt 0.9830 được giữ vững, EUR/CHF có thể chứng kiến một đợt tăng tiềm năng khác hướng đến vùng kháng cự trung hạn tiếp theo trong khoảng 1.0040/1.1000 (gần với đường trendline giảm dài hạn từ đỉnh cao tháng 4 năm 2018).

Ngược lại, nếu giảm xuống dưới 0.9830, xu hướng giảm tiếp tục với các mức hỗ trợ trung hạn tiếp theo tại 0.9680 và 0.9575 (gần với đường trung bình động 200 ngày quan trọng).

Market Pulse

Broker listing

Cùng chuyên mục

AUD/USD đối mặt nguy cơ sụt giảm sâu khi lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu gia tăng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

AUD/USD đối mặt nguy cơ sụt giảm sâu khi lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu gia tăng

AUD/USD đang đứng trước triển vọng suy yếu giữa làn sóng lo ngại ngày càng tăng về suy thoái kinh tế toàn cầu. AUD chịu sức ép đáng kể sau quyết định của Tổng thống Trump về việc duy trì mức thuế suất 25% đối với xuất khẩu nhôm và thép của Úc. USD tăng giá khi nhà đầu tư tiếp nhận dữ liệu Chỉ số PPI thấp hơn dự báo được công bố vào thứ Năm.
NZD/USD đang ở giai đoạn tích lũy, hướng tới kiểm định đường EMA 9 ngày quanh 0.5700
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

NZD/USD đang ở giai đoạn tích lũy, hướng tới kiểm định đường EMA 9 ngày quanh 0.5700

NZD/USD có khả năng kiểm tra đường biên trên của kênh giá hình chữ nhật tại 0.5780, sau đó có thể tiếp cận đỉnh trong ba tháng qua tại 0.5794. Mô hình hình chữ nhật này đang cho tín hiệu giảm, gợi ý rằng sau giai đoạn đi ngang tích lũy, tỷ giá có thể sẽ sụt giảm sâu hơn. Cặp tiền này đang được hỗ trợ bởi đường EMA 9 ngày ở mức 0.5705, gần với EMA 50 ngày quanh 0.5699.
GBP/USD "giậm chân tại chỗ" quanh 1.2950 dưới áp lực thuế quan từ Nhà Trắng
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

GBP/USD "giậm chân tại chỗ" quanh 1.2950 dưới áp lực thuế quan từ Nhà Trắng

GBP/USD đi ngang quanh mức 1.2950 trong bối cảnh nhà đầu tư đang cân nhắc tác động từ chính sách thuế quan mới của Tổng thống Trump. Trong khi đó, báo cáo cho CPI tại Mỹ giảm mạnh hơn dự báo trong tháng 2, và thị trường đang chờ đợi số liệu PPI sắp công bố. Ngân hàng Trung ương Anh nhiều khả năng sẽ duy trì lãi suất hiện tại trong cuộc họp tuần sau.
USD/CAD phục hồi lên vùng 1.4400: Tín hiệu tăng vẫn chưa rõ ràng
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

USD/CAD phục hồi lên vùng 1.4400: Tín hiệu tăng vẫn chưa rõ ràng

USD/CAD lấy lại đà tăng và nhận được hỗ trợ từ sự kết hợp của nhiều yếu tố. Kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Fed tiếp tục làm suy yếu USD và hạn chế đà tăng của cặp tiền tệ này. Chỉ báo kỹ thuật đưa tín hiệu trái chiều đòi hỏi các nhà đầu tư cần thận trọng trước khi đặt các vị thế mua mới.
USD/CHF giằng co tại 0.8800 - Đâu là hướng đi tiếp theo?
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

USD/CHF giằng co tại 0.8800 - Đâu là hướng đi tiếp theo?

USD/CHF ổn định ở mức 0.8810 trong hai ngày liên tiếp, bám sát đường SMA 200 ngày quan trọng sau khi phục hồi từ mức thấp nhất năm. Xu hướng giảm kỹ thuật vẫn tiếp diễn; các đỉnh VÀ đáy thấp hơn gần đây cho thấy phe bán vẫn đang chiếm ưu thế nhưng đà giảm đã chậm lại.
Giá vàng trước "giờ G" - Báo cáo CPI Mỹ sẽ quyết định xu hướng lãi suất trong tháng tới
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

Giá vàng trước "giờ G" - Báo cáo CPI Mỹ sẽ quyết định xu hướng lãi suất trong tháng tới

Giá vàng ổn định sau khi Châu Âu và Trung Quốc tuyên bố sẽ đáp trả các biện pháp thuế quan của Mỹ vào sáng thứ Tư. Nga đang cân nhắc đề xuất ngừng bắn tại Ukraine được Mỹ dàn xếp trong những ngày sắp tới. Giới đầu tư hiện đang chờ đợi báo cáo lạm phát của Mỹ dự kiến công bố vào thứ Tư.
EUR/USD duy trì đà tăng giữa bối cảnh lo ngại suy thoái kinh tế Mỹ, dữ liệu CPI sắp tới là yếu tố quyết định
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

EUR/USD duy trì đà tăng giữa bối cảnh lo ngại suy thoái kinh tế Mỹ, dữ liệu CPI sắp tới là yếu tố quyết định

EUR/USD phục hồi lên gần mức 1.0900 khi rủi ro suy thoái kinh tế Mỹ khiến USD suy yếu. Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Lutnick cho rằng các chính sách của Tổng thống Trump có giá trị mặc dù chúng có thể dẫn đến suy thoái. Đồng EUR được hỗ trợ nhờ hy vọng về lệnh ngừng bắn ở Ukraine trong 30 ngày và kế hoạch tái cơ cấu nợ của Đức.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ