Đồng Yên hạ nhiệt sau khi chinh phục đỉnh 2 tháng

Quỳnh Chi
Junior Editor
USD/JPY đạt mức thấp nhất trong hơn hai tháng khi thị trường đặt cược vào khả năng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) điều chỉnh tăng lãi suất. Tuy nhiên, lợi suất trái phiếu chính phủ suy giảm đã phần nào kiềm chế đà tăng của JPY, giúp cặp USD/JPY hồi phục từ vùng dưới 149.00. Đợt bán tháo USD mới có thể tiếp tục hạn chế đà phục hồi của cặp tiền tệ này.

Trong phiên giao dịch châu Á đầu tuần, JPY duy trì đà tăng mạnh từ tuần trước và đẩy cặp USD/JPY xuống dưới ngưỡng 149.00 - mức thấp nhất kể từ đầu tháng 12. Động lực tăng đến từ số liệu CPI khả quan công bố hôm thứ Sáu và báo cáo GDP quý 4 tích cực tuần trước. Thêm vào đó, triển vọng tăng lương bền vững sẽ kích thích chi tiêu tiêu dùng, báo hiệu khả năng BoJ có thể thắt chặt chính sách tiền tệ quyết liệt hơn dự kiến, từ đó tiếp tục hỗ trợ đồng Yên.
Làn sóng bán USD mới không chỉ đẩy JPY lên cao mà còn khiến cặp USD/JPY ghi nhận phiên giảm thứ tư liên tiếp - phiên giảm thứ bảy trong 8 phiên gần đây. Tuy nhiên, tuyên bố của Thống đốc BoJ Kazuo Ueda về việc sẵn sàng can thiệp thị trường trái phiếu nếu lãi suất dài hạn tăng đột biến đã kéo lợi suất trái phiếu chính phủ giảm sâu từ đỉnh nhiều năm. Diễn biến này kích hoạt áp lực bán JPY trong phiên, giúp cặp USD/JPY hồi phục hơn 50 pips từ đáy ngày.
Triển vọng BoJ thắt chặt chính sách tiền tệ tiếp tục thúc đẩy đồng Yên
- Lạm phát cơ bản Nhật Bản tháng 1 chạm đỉnh 19 tháng theo số liệu công bố thứ Sáu, củng cố dự báo về việc BoJ sẽ duy trì lộ trình tăng lãi suất.
- Thống đốc Ueda cảnh báo về khả năng BoJ đẩy mạnh mua trái phiếu để ngăn chặn biến động thị trường gây tăng đột biến lợi suất trái phiếu chính phủ.
- Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn chuẩn tiếp tục lùi xa khỏi đỉnh cao tháng 11/2009 được thiết lập tuần trước, kìm hãm đà tăng của đồng Yên.
- USD rớt xuống đáy hơn hai tháng trong phiên châu Á đầu tuần sau khi triển vọng doanh thu ảm đạm của Walmart làm dấy lên lo ngại về sức chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ.
- Chỉ số PMI tổng hợp sơ bộ của S&P Global Mỹ suy giảm từ 52,7 xuống 50,4 trong tháng 2, phản ánh đà tăng trưởng chậm lại trong khu vực tư nhân.
- Chỉ số Tâm lý Người tiêu dùng của Đại học Michigan giảm mạnh hơn dự báo xuống 64.7 điểm trong tháng 2 từ mức 71.7, chạm đáy 15 tháng.
- Đáng chú ý, kỳ vọng lạm phát của hộ gia đình tăng vọt lên 4.3% cho năm tới - cao nhất từ tháng 11/2023, và 3.5% cho 5 năm tới - mức cao nhất kể từ 1995.
- Fed vẫn duy trì thái độ thận trọng về việc nới lỏng chính sách tiền tệ do áp lực lạm phát dai dẳng và những bất ổn từ kế hoạch thuế quan cùng các chính sách bảo hộ của Tổng thống Trump.
Triển vọng kỹ thuật USD/JPY: Rủi ro giảm giá vẫn hiện hữu dưới ngưỡng 151.00 - 150.90
Biểu đồ USD/JPY trong khung ngày
Phân tích kỹ thuật cho thấy bất kỳ nỗ lực hồi phục nào của cặp tiền tệ này đều có thể gặp áp lực bán mạnh tại ngưỡng tâm lý 150.00. Nếu lực mua được duy trì, USD/JPY có thể kiểm định lại đỉnh phiên thứ Sáu tuần trước quanh vùng 150.70 - 150.75, trước khi hướng đến ngưỡng kháng cự đã bị break-out 150.90 - 151.00. Vùng giá này được dự báo sẽ là điểm pivot chiến lược - nếu mốc này bị break-out có thể kích hoạt làn sóng đóng vị thế short và đẩy giá giao ngay vượt qua kháng cự 151.40 để hướng đến mốc 152.00. Tuy nhiên, động năng tăng có thể sớm cạn kiệt khi tiến gần vùng 152.65 - nơi hội tụ với đường SMA 200, một chỉ báo kỹ thuật có ý nghĩa quyết định.
Ở kịch bản giảm, vùng 149.00 và đáy phiên châu Á 148.85 đang đóng vai trò hỗ trợ ngắn hạn quan trọng trước khi thử thách mức 148.65 - đáy tháng 12/2024. Nếu không giữ vững được các mốc hỗ trợ này, USD/JPY có nguy cơ đẩy nhanh đà suy giảm về ngưỡng tâm lý 148.00. Xu hướng giảm có thể còn mở rộng về vùng hỗ trợ kế tiếp 147.45 trước khi giá giao ngay chạm mốc 147.00.
FX Street