ECB đối mặt với áp lực thu hẹp danh mục trái phiếu 1.7 nghìn tỷ EUR

ECB đối mặt với áp lực thu hẹp danh mục trái phiếu 1.7 nghìn tỷ EUR

Nguyễn Mai Vinh

Nguyễn Mai Vinh

Junior Analyst

17:29 24/10/2023

Ngân hàng Trung ương Châu Âu ngày càng cần phải suy nghĩ lại về thời điểm bắt đầu thu hẹp danh mục trái phiếu trị giá 1.7 nghìn tỷ EUR (1.8 nghìn tỷ USD) mà họ đã mua trong đại dịch.

Tại cuộc họp tuần này ở Athens, ECB sẽ bắt đầu thảo luận về việc chấm dứt tái đầu tư PEPP trước thời điểm cắt giảm cuối năm 2024. Điều đó hoàn toàn phù hợp với nỗ lực thắt chặt chính sách lãi suất, với 10 đợt tăng lãi suất liên tiếp nhằm đưa lạm phát trở lại 2%.

Một số quan chức coi PEPP, hiện có thể đóng vai trò là biện pháp phòng hộ đầu tiên nếu lợi suất trái phiếu của các chính phủ khu vực Eurozone tăng vọt bất hợp lý, là một công cụ quan trọng trong bối cảnh lo ngại về ngân sách ở các quốc gia như Ý.

Nhưng có những lý do thuyết phục để tạm dừng tái đầu tư nhanh hơn.

Reinhard Cluse, nhà kinh tế trưởng khu vực Châu Âu tại UBS cho biết: “Chúng tôi sẽ không ngạc nhiên nếu ECB chấm dứt tái đầu tư PEPP trong vài quý”. “Điều quan trọng là họ phải đưa ra thông báo trước khi bắt đầu cắt giảm lãi suất”.

Với lãi suất lần đầu tiên được kỳ vọng sẽ giữ nguyên trong tuần này kể từ khi ECB bắt đầu thắt chặt hơn một năm trước, các quan chức đang tập trung vào các công cụ khác.

Trái phiếu từ một danh mục đầu tư lớn hơn - được tích lũy từ năm 2015 trong thời điểm lo ngại giảm phát - hiện đã được phép tung ra thị trường. Nhưng với lãi suất chính sách ở mức 4% nhằm hạn chế hoạt động kinh tế và chế ngự giá cả, việc tái đầu tư PEPP đã trở thành một ngoại lệ.

Thành viên Hội đồng Madis Muller cho biết vào tháng trước có một “lập luận ủng hộ việc ngừng tái đầu tư PEPP sớm hơn cuối năm tới” vì điều đó sẽ “phù hợp với chính sách lãi suất của chúng tôi”.

ECB đã không thay đổi định hướng cho chương trình kể từ tháng 12/2021 – rất lâu trước khi bắt đầu tăng lãi suất. Vào thời điểm đó, họ đã hứa rằng các đợt triển khai trong tương lai “sẽ được quản lý để tránh ảnh hưởng đến lập trường tiền tệ thích hợp”.

Các nhà kinh tế của Barclays ước tính khoảng 18 tỷ EUR PEPP đáo hạn mỗi tháng, mặc dù không có tiết lộ chính thức.

Với lựa chọn đầu tư số tiền thu được từ chứng khoán đáo hạn cho 20 thành viên của khối tiền tệ, một số nhà hoạch định chính sách cho rằng nên từ bỏ số tiền đó nếu thị trường nợ bị tác động mạnh mẽ bởi chu kỳ tăng lãi suất của ECB.

Tính linh hoạt được thể hiện khi các quan chức chuyển hướng tái đầu tư sang Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha và tránh Đức và Pháp.

Mặc dù thị trường đã ổn định hơn kể từ đó, biến động gần đây của trái phiếu Ý là lời cảnh báo về việc niềm tin của nhà đầu tư có thể bị lung lay nhanh chóng như thế nào. Ngay cả một số quan chức diều hâu của ECB, như ông Bostjan Vasle của Slovenia, cũng ngần ngại từ bỏ một công cụ có thể phục hồi sự bình tĩnh nếu cần.

Điều đó đặc biệt đúng khi việc chậm trễ sửa đổi các quy định tài chính của Liên minh Châu Âu có thể kéo dài thời gian của các thỏa thuận hiện có.

Ulrike Kastens, nhà kinh tế tại công ty quản lý tài sản DWS, cho biết: “Chắc chắn có một số thành viên Hội đồng thống đốc sẽ lo ngại. Mặt khác, hoạt động tái đầu tư trái phiếu đang được mở rộng ở một mức độ nhất định, vì vậy chúng không thực sự phù hợp với bối cảnh hiện tại nữa”.

Nhận xét từ các nhà hoạch định chính sách trong những tuần gần đây cho thấy Hội đồng thống đốc vẫn chưa có được đồng thuận. Một cuộc thăm dò của Bloomberg cho thấy 43% các nhà kinh tế kỳ vọng ECB sẽ chấm dứt tái đầu tư PEPP - tăng từ 39% trước đó.

Bà Katens tại DWS và các đối tác tại Morgan Stanley là những người mong đợi thông báo vào tháng 12 rằng các khoản tái đầu tư sẽ bắt đầu được cắt giảm ngay từ tháng 3.

Bất kỳ lo ngại nào về việc phá vỡ cam kết duy trì tái đầu tư PEPP đến năm 2024 đều có thể giải quyết, theo ông Cluse.

Ông nói: “Định hướng thị trường tiền tệ đã bị tổn hại nặng nề trong hai năm qua khi một số cam kết của các ngân hàng trung ương bị phá vỡ. So với thiệt hại đó, tổn thất uy tín do thắt chặt định lượng PEPP gây ra sẽ khá hạn chế”.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc giữa làn sóng lo ngại suy thoái kinh tế do căng thẳng thương mại leo thang
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc giữa làn sóng lo ngại suy thoái kinh tế do căng thẳng thương mại leo thang

Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán Trung Quốc và lợi suất TPCP sụt giảm xuống gần mức thấp kỷ lục khi giới đầu tư chuẩn bị đối mặt với hậu quả từ cuộc xung đột thương mại ngày càng trầm trọng giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Mức thuế cơ bản 10% đối với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ hôm nay

Mức thuế cơ bản 10% đối với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ hôm nay

Mức thuế cơ bản 10% của Tổng thống Donald Trump áp dụng đối với các đối tác thương mại của Mỹ trên toàn thế giới đã chính thức có hiệu lực vào thứ Bảy, khi ông tiếp tục triển khai chiến lược khuyến khích đầu tư trong nước bằng cách tạo động lực cho các công ty muốn tránh thuế nhập khẩu.
Châu Á lao đao trước chính sách thuế quan Mỹ: Ngân hàng Trung ương các nước tăng cường hạ lãi suất để cứu lấy nền kinh tế
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Châu Á lao đao trước chính sách thuế quan Mỹ: Ngân hàng Trung ương các nước tăng cường hạ lãi suất để cứu lấy nền kinh tế

Châu Á đang gánh chịu phần lớn tác động từ đợt áp thuế mới của Mỹ, điều này được dự báo sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế khu vực thông qua việc làm suy yếu hoạt động đầu tư kinh doanh và niềm tin thị trường – từ đó tạo áp lực buộc các ngân hàng trung ương phải đẩy mạnh cắt giảm lãi suất.
Đòn thuế quan của Trump làm rung chuyển thị trường: Chứng khoán lao dốc, lợi suất trái phiếu tăng mạnh
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Đòn thuế quan của Trump làm rung chuyển thị trường: Chứng khoán lao dốc, lợi suất trái phiếu tăng mạnh

Chiến dịch áp thuế mà Donald Trump coi là chìa khóa cho sự thịnh vượng dài hạn của nước Mỹ đã ngay lập tức khuấy đảo thị trường tài chính tối thứ Tư, đẩy chứng khoán lao dốc, sau chuỗi ngày tăng điểm nhờ hy vọng chính sách này sẽ 'mềm mỏng' hơn.
Ông Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng không chừa một quốc gia nào, khu vực Châu Á và Châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Ông Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng không chừa một quốc gia nào, khu vực Châu Á và Châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề

Tổng thống Donald Trump vừa 'tung đòn' phản bác vào hệ thống thương mại toàn cầu mà ông từ lâu cho là bất công—một loạt thuế quan đánh thẳng vào các đối tác thương mại của Mỹ trên khắp thế giới, đẩy châu Á và châu Âu vào thế khó hơn bao giờ hết.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ