ECB thống nhất giữ nguyên lãi suất và quy mô kích thích, bất chấp đà tăng gần đây của euro

ECB thống nhất giữ nguyên lãi suất và quy mô kích thích, bất chấp đà tăng gần đây của euro

20:16 10/09/2020

Ngân hàng Trung ương châu Âu thông báo hôm thứ Năm rằng họ sẽ giữ nguyên lãi suất và chương trình kích thích nhằm đối phó với Covid-19, bất chấp việc đồng euro tăng mạnh gây áp lực cho các nhà hoạch định chính sách.

Đồng euro, vốn được ngân hàng trung ương Châu Âu theo dõi chặt chẽ, đã tăng hơn 5% so với đô la Mỹ kể từ đầu tháng 7. Đồng tiền mạnh hơn làm cho nhập khẩu rẻ hơn, tác động đến các nhà xuất khẩu khu vực đồng euro và thắt chặt các điều kiện tài chính cho nền kinh tế rộng lớn.

Chỉ số lạm phát thấp đáng ngạc nhiên vào tháng 8, mức thấp nhất kể từ năm 2001, cũng đặt ra câu hỏi về việc liệu ECB có phải hành động nhiều hơn nữa để cải tổ nền kinh tế khu vực hay không.

ECB quyết định không thực hiện bất kỳ hành động lớn nào vào lúc này, mặc dù các nhà đầu tư sẽ theo dõi cuộc họp báo sắp tới của người đứng đầu ngân hàng trung ương Christine Lagarde.

Hành động quyết liệt hơn vào tháng 12?

Lãi suất đối với các hoạt động tái cấp vốn, cơ sở cho vay cận biên và cơ sở tiền gửi của ECB không thay đổi lần lượt là 0.00%, 0.25% và -0.50%. Trong khi chương trình mua tài sản khẩn cấp PEPP của ngân hàng vẫn ở mức tổng cộng 1.35 nghìn tỷ euro (1.6 nghìn tỷ USD). 

“Những khoản mua này góp phần nới lỏng lập trường chính sách tiền tệ tổng thể, do đó giúp bù đắp tác động tiêu cực của đại dịch đối với lạm phát,” ECB cho biết trong một tuyên bố. 

Vào tháng 6, ECB đã tăng cường chương trình kích thích của mình từ 750 tỷ euro lên 1.35 nghìn tỷ euro, kéo dài ít nhất cho đến tháng 6 năm 2021. Các nhà phân tích đang kỳ vọng tổng số tiền của chương trình sẽ tăng lên trước cuối năm nay. 

Frederik Ducrozet, nhà kinh tế cấp cao tại Pictet Wealth Management, cho biết: “Hội đồng quản trị của ECB có thể trì hoãn quyết định cho đến cuộc họp chính sách cuối cùng trong năm, vì một số lý do”. 

“Triển vọng kinh tế vẫn còn nhiều điều khó lường, và rủi ro toàn cầu hiện nay đang gia tăng. Các dấu hiệu ban đầu của sự bất đồng đã xuất hiện giữa các thành viên Ban điều hành, cho thấy cần thêm thời gian để thảo luận về động thái tiếp theo của ECB” ông nói.

Triển vọng kinh tế

Vào tháng 6, ECB dự báo lạm phát hàng năm sẽ đạt 0.3% vào cuối năm 2020 - thấp hơn nhiều so với mục tiêu gần 2%. Người ta ước tính rằng lạm phát sẽ tăng lên 0.8% vào năm 2021 và 1.3% năm 2022. 

Ngân hàng trung ương Châu Âu cũng dự báo mức thu hẹp của GDP năm 2020 là 8.7%, sau đó nền kinh tế khu vực này sẽ phục hồi lần lượt 5.2% và 3.3% vào năm 2021 và 2022.

Broker listing

Cùng chuyên mục

USD: Hy vọng một vài tin tức tích cực từ Canada – ING
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

USD: Hy vọng một vài tin tức tích cực từ Canada – ING

Những giai đoạn ít tin tức thường là thước đo hữu ích về thiên hướng cơ bản của thị trường ngoại hối. Tính đến thời điểm này trong tuần, xu hướng gia tăng vị thế bán khống USD đã rất rõ ràng, mặc dù đồng bạc xanh vẫn bị định giá thấp đáng kể so với hầu hết các tiền tệ G10 khi xét theo các động lực ngắn hạn như lãi suất và chênh lệch cổ phiếu.
HKD giảm sâu do hoạt động carry trade làm chao đảo thị trường
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

HKD giảm sâu do hoạt động carry trade làm chao đảo thị trường

Đồng đô la Hồng Kông đang ngày càng tiến gần đến giới hạn thấp nhất trong biên độ giao dịch khi lãi suất địa phương giảm sâu, thúc đẩy các nhà đầu tư đua nhau vay đồng tiền này để thực hiện carry-trade. Với sự chênh lệch kỷ lục giữa lãi suất Hồng Kông và Mỹ, thị trường đang chứng kiến một làn sóng biến động mạnh, khiến đồng đô la Hồng Kông có nguy cơ giảm giá sâu hơn trong thời gian tới.
Các đồng tiền châu Á tăng giá khi USD giảm do lo ngại về dự luật thuế của Trump và cuộc họp G7
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Các đồng tiền châu Á tăng giá khi USD giảm do lo ngại về dự luật thuế của Trump và cuộc họp G7

Hầu hết các đồng tiền châu Á đã tăng giá vào thứ Tư khi USD suy yếu do sự bất ổn về dự luật cắt giảm thuế của Tổng thống Donald Trump và sự thận trọng của nhà đầu tư trong bối cảnh cuộc họp của các bộ trưởng tài chính G7 đang diễn ra, vốn thường tập trung vào các vấn đề ngoại hối. Các nhà đầu tư đánh giá dữ liệu cán cân thương mại yếu kém của Nhật Bản, phản ánh tác động của thuế quan Mỹ. Thị trường cũng tiếp nhận các dấu hiệu cho thấy tâm lý đang xấu đi xung quanh thương mại Mỹ-Trung.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ