HSBC Asset Management: Hãy tái cân bằng lại danh mục đầu tư của bạn ngay bây giờ khi nền kinh tế bước vào giai đoạn mới!

HSBC Asset Management: Hãy tái cân bằng lại danh mục đầu tư của bạn ngay bây giờ khi nền kinh tế bước vào giai đoạn mới!

09:09 12/07/2021

HSBC Asset Management đã khuyên các nhà đầu tư chuẩn bị cho một giai đoạn nền kinh tế tái cơ cấu và một bước ngoặt lớn trong các chính sách vĩ mô.

HSBC Asset Management: Hãy tái cân bằng lại danh mục đầu tư của bạn ngay bây giờ khi nền kinh tế bước vào giai đoạn mới!
HSBC Asset Management: Hãy tái cân bằng lại danh mục đầu tư của bạn ngay bây giờ khi nền kinh tế bước vào giai đoạn mới!

Trong báo cáo giữa năm của mình, công ty cho vay của Anh cho biết các nhà đầu tư cần chuẩn bị cho chu kỳ kinh doanh chuyển từ phục hồi sang mở rộng - giai đoạn mà lợi nhuận đầu tư sẽ thấp hơn và chuyển sang thời kỳ chính sách mà chính phủ tác động vào nền kinh tế để thực hiện các chương trình và mục tiêu của mình.

Tổng sản phẩm quốc nội đã phục hồi sau sự sụt giảm của Covid-19 ở Hoa Kỳ, Trung Quốc, khắp khu vực công nghiệp châu Á và lợi nhuận của công ty đang có sự phục hồi hình chữ V, với kỳ vọng thu nhập năm 2022 hiện cao hơn so với dự báo trước đại dịch.

Điều này đã dẫn đến cuộc tranh luận về thời điểm các NHTW thu hẹp các chính sách tiền tệ và HSBC cho rằng điều này thể hiện chúng ta đang bước vào giai đoạn nền kinh tế mở rộng trong chu kỳ kinh doanh.

Joseph Little, chiến lược gia toàn cầu tại HSBC, cho biết: “Sau một thời kỳ khi sự lạc quan của nhà đầu tư gia tăng làm giảm nhận thức về rủi ro và các loại tài sản rủi ro, hiện nay triển vọng dường như đang ngược lại”.

“Việc định giá sẽ trở thành một lực cản đối với lợi nhuận do rất nhiều tin tốt về sự phục hồi đã phản ánh vào giá cả”.

Các cổ phiếu có giá trị ít được nói đến - những cổ phiếu được giao dịch tại mức giá thấp hơn so với các yếu tố cơ bản, tài chính và hiệu suất của chúng - tiếp tục có ý nghĩa trong bối cảnh lợi suất trái phiếu tăng.

Little nói: “Chúng tôi ưu tiên các thị trường mang tính chu kỳ như Anh, Châu Âu và các EM, trong khi vẫn linh hoạt  trong việc phân bổ các tài sản".

“Rủi ro giảm giá theo chu kỳ đến từ đồng đô la Mỹ, điều này đặc biệt quan trọng đối với chiến lược của chúng tôi là ủng hộ cổ phiếu quốc tế và trái phiếu tại thị trường mới nổi EM”.

Giai đoạn nền kinh tế tái cơ cấu 

Cùng với quá trình chuyển đổi theo chu kỳ sang giai đoạn mở rộng, sự thay đổi về sự đồng thuận chính sách ở các nền kinh tế tiên tiến hiện đang phản ánh sự tác động của chính phủ để thực hiện các mục tiêu tài khoá của mình. 

Điều này hiện không mang nhiều ý nghĩa khi chính sách mang tính chu kỳ, với “việc sử dụng nhiều hơn các công cụ giúp nền kinh tế tự ổn định và các chương trình hỗ trợ trong thời kỳ suy thoái” và chính sách mang tính cấu trúc với tăng trưởng trung hạn xanh về mặt xã hội hiện đang được ưu tiên.

“Rủi ro cũ của những năm 2010 được thay thế bằng một loạt thách thức mới: thuế cao hơn, lạm phát và thị trường lao động được ưu tiên. Chúng tôi đã thấy một mức độ đáng kể về mục tiêu trong các chương trình nghị sự chính sách của Hoa Kỳ và Trung Quốc” Little nói.

“Việc xem xét lại danh mục đầu tư nên tập trung vào vai trò của trái phiếu chính phủ. Khi cán cân rủi ro kinh tế thay đổi, trái phiếu sẽ mất tác dụng như một công cụ phòng ngừa rủi ro giá rẻ". 

Mặc dù thừa nhận rằng không có giải pháp tối ưu ngay lập tức, Little gợi ý các nhà đầu tư nên tìm kiếm các công cụ để đa dạng hóa danh mục đầu tư mới với các loại tài sản thay thế.

“Các nhà đầu tư nên tìm cách tiếp cận với dòng tiền thực, được bảo vệ khỏi lạm phát nhất có thể. Trái phiếu đầu tư cơ sở hạ tầng là một ứng cử viên mạnh mẽ cho điều đó và đã mang lại lợi nhuận trong lịch sử khá tốt, khi nó có mức chênh lệch (spread) ngày nay cao hơn trái phiếu tín dụng toàn cầu với ít rủi ro hơn, ”ông nói.

HSBC tin rằng đồng và các khoáng chất như uranium hoặc kim loại đất hiếm cũng rất hấp dẫn để đầu tư. 

Little nói: “Một cách phân bổ thông thường cũng nên cân nhắc là việc xem xét trái phiếu châu Á thay thế cho trái phiếu toàn cầu, hoặc các khoản tín dụng lãi suất cao của châu Á, vốn được hưởng lợi từ chênh lệch giá cao hơn và tỷ lệ nợ xấu thấp. 

CNBC

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Dự luật thuế và chi tiêu của Trump vấp phải phản đối trong nội bộ đảng Cộng hòa
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Dự luật thuế và chi tiêu của Trump vấp phải phản đối trong nội bộ đảng Cộng hòa

Dự luật gia hạn cắt giảm thuế và giảm chi tiêu của Trump đang đối mặt với sự chia rẽ trong chính nội bộ Đảng Cộng hòa, đặc biệt về chương trình Medicaid và ưu đãi thuế tại các bang có chi phí cao. Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson khó xoay sở với thế đa số mong manh, trong khi Trump gây áp lực đòi sự ủng hộ tuyệt đối. Nếu được Hạ viện thông qua, dự luật sẽ chuyển sang Thượng viện nhưng chưa thể được xem xét ngay do kỳ nghỉ sắp tới.
Nvidia đánh giá biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip AI sang Trung Quốc là không hiệu quả
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nvidia đánh giá biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip AI sang Trung Quốc là không hiệu quả

Giám đốc Nvidia Jensen Huang cho rằng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip AI của Mỹ sang Trung Quốc không đạt hiệu quả và dựa trên giả định sai lầm. Chính sách này khiến Trung Quốc đẩy mạnh phát triển chuỗi cung ứng chip nội địa để giảm phụ thuộc. Thị phần Nvidia tại Trung Quốc đã giảm mạnh do tác động của các biện pháp này.
Tăng trưởng xuất khẩu thương mại tháng 4 của Nhật Bản chậm lại khi Trump tăng cường áp thuế
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tăng trưởng xuất khẩu thương mại tháng 4 của Nhật Bản chậm lại khi Trump tăng cường áp thuế

Tăng trưởng xuất khẩu của Nhật Bản chậm lại khi Mỹ tăng cường các biện pháp thuế quan, làm nổi bật những rủi ro mà đất nước này phải đối mặt sau khi nền kinh tế của họ đã suy giảm trước khi các loại thuế này bắt đầu ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tổng thống Mỹ đang rút lui: Ai sẽ cứu Ukraine?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tổng thống Mỹ đang rút lui: Ai sẽ cứu Ukraine?

Donald Trump từng tuyên bố rằng không điều gì có thể xảy ra ở Ukraine nếu ông chưa gặp Putin. Giờ đây, dù hai nhà lãnh đạo đã điện đàm suốt hai tiếng, thế giới vẫn chứng kiến một sự im lặng đáng lo ngại từ phía Mỹ. Khi Trump tiếp tục nhượng bộ, Putin lại càng được đà siết chặt Ukraine. Trong lúc Kyiv nín thở chờ đợi, các đồng minh phương Tây buộc phải đối mặt với câu hỏi gai góc: nếu Mỹ rút lui, ai sẽ đứng ra cứu Ukraine?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ