Lạm phát tại Mỹ vượt dự báo, đẩy lùi kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất trong năm nay

Lạm phát tại Mỹ vượt dự báo, đẩy lùi kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất trong năm nay

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

21:41 12/02/2025

Lạm phát cơ bản của Mỹ trong tháng trước đã tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 3, làm giảm cơ hội Fed hạ lãi suất trong năm nay.

Chỉ số CPI lõi của Mỹ — không bao gồm chi phí thực phẩm và năng lượng — đã tăng 0.4% vào tháng 1 sau khi tăng 0.2% vào tháng 12. Đà tăng này diễn ra trên diện rộng, bao gồm giá thuốc theo toa, bảo hiểm ô tô và giá vé máy bay.

Các nhà kinh tế cho rằng CPI lõi là chỉ báo chính xác hơn về xu hướng lạm phát cơ bản so với CPI toàn phần, bao gồm chi phí thực phẩm và năng lượng thường biến động. CPI toàn phần đã tăng 0.5% so với tháng 12, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 8 năm 2023.

BLS cho biết gần 30% mức tăng là do nhà ở, trong khi giá hàng tạp hóa — cụ thể là trứng — cũng đẩy chỉ số CPI toàn phần lên cao.

Báo cáo của thứ Tư đóng vai trò là bằng chứng cho thấy tiến trình lạm phát đang có nguy cơ trì trệ. Đồng thời, thị trường lao động vẫn ổn định, có khả năng sẽ khiến Fed phải giữ nguyên lãi suất trong thời gian tới. Các nhà hoạch định chính sách cũng đang chờ đợi thêm các chính sách của Tổng thống Donald Trump, đặc biệt là thuế quan.

Trước đó, Trump một lần nữa kêu gọi Fed nên hạ lãi suất. Vào hôm qua, trong phiên điều trần với Quốc hội, Powell đã nói rằng Fed sẽ không vội vàng cắt giảm lãi suất. Dù Chủ tịch Fed không bình luận về các chính sách thương mại, nhưng ông cho biết ông sẽ phải xem xét tác động của những chính sách này, bao gồm thuế và nhập cư.

Giá nhà ở, danh mục lớn nhất trong các dịch vụ, đã tăng 0.4% vào tháng 1. Tiền thuê nhà tương đương của chủ sở hữu tăng 0.3%. Không tính nhà ở và năng lượng, giá dịch vụ cốt lõi đã tăng 0.8%, mức tăng cao nhất trong một năm.

Chi phí hàng hóa không bao gồm thực phẩm và năng lượng tăng nhiều nhất kể từ tháng 5/2023. Tuy nhiên, khi loại bỏ ô tô đã qua sử dụng, chỉ số này hầu như không thay đổi.

Các nhà hoạch định chính sách cũng theo dõi chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tiền lương, vì đây là yếu tố giúp đánh giá kỳ vọng chi tiêu của người tiêu dùng – động lực chính của nền kinh tế. Thu nhập thực tế theo giờ của người dân Mỹ được ghi nhận tăng 1% so với cùng kỳ năm trước.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng trưởng xuất khẩu thương mại tháng 4 của Nhật Bản chậm lại khi Trump tăng cường áp thuế
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tăng trưởng xuất khẩu thương mại tháng 4 của Nhật Bản chậm lại khi Trump tăng cường áp thuế

Tăng trưởng xuất khẩu của Nhật Bản chậm lại khi Mỹ tăng cường các biện pháp thuế quan, làm nổi bật những rủi ro mà đất nước này phải đối mặt sau khi nền kinh tế của họ đã suy giảm trước khi các loại thuế này bắt đầu ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tổng thống Mỹ đang rút lui: Ai sẽ cứu Ukraine?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tổng thống Mỹ đang rút lui: Ai sẽ cứu Ukraine?

Donald Trump từng tuyên bố rằng không điều gì có thể xảy ra ở Ukraine nếu ông chưa gặp Putin. Giờ đây, dù hai nhà lãnh đạo đã điện đàm suốt hai tiếng, thế giới vẫn chứng kiến một sự im lặng đáng lo ngại từ phía Mỹ. Khi Trump tiếp tục nhượng bộ, Putin lại càng được đà siết chặt Ukraine. Trong lúc Kyiv nín thở chờ đợi, các đồng minh phương Tây buộc phải đối mặt với câu hỏi gai góc: nếu Mỹ rút lui, ai sẽ đứng ra cứu Ukraine?
Ukraine và châu Âu đang phải tự lực sau khi Trump rút lui
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Ukraine và châu Âu đang phải tự lực sau khi Trump rút lui

Cuộc điện đàm giữa Donald Trump và Vladimir Putin trong tuần này không khiến ai bất ngờ — nhưng vẫn khiến cả châu Âu và Ukraine rúng động. Khi Trump chính thức khẳng định rút Mỹ khỏi cuộc chiến, ông không chỉ để mặc Ukraine đối mặt với một nước Nga ngày càng lấn tới, mà còn buộc châu Âu phải đứng ra gánh vác vai trò an ninh vốn dĩ lâu nay do Washington dẫn dắt.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ